Khi bị căng thẳng, các tế bào miễn dịch phải hoạt động mạnh mẽ để đối phó nên dễ gây bệnh
Tại sao căng thẳng gây đau dạ dày?
Căng thẳng, stress ảnh hưởng gì tới người bệnh đái tháo đường?
7 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang quá căng thẳng
Căng thẳng, stress ảnh hưởng thế nào tới thể chất và tinh thần của bạn?
Kết quả nghiên cứu trên đã được đăng tải ở Tạp chí Sinh học Leukocyte.
Theo Khảo sát stress của Mỹ năm 2015, khoảng 31% người lớn ở Mỹ khẳng định căng thẳng có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ thể chất của họ. Để làm sáng tỏ vấn đề này, nhà nghiên cứu Adam Moeser, Đại học Thú y, thuộc Đại học Michigan State và các đồng nghiệp đã điều tra những ảnh hưởng của căng thẳng lên các tế bào mast (dưỡng bào, hay còn là loại tế bào miễn dịch) như thế nào.
Tế bào mast, CRF1 và stress
Tế bào mast là các tế bào miễn dịch có vai trò chính trong các bệnh viêm và dị ứng, bao gồm hen, IBS, phản vệ, hoặc phản ứng dị ứng trầm trọng, lupus.
Để đáp ứng với các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi bám, hoặc đậu phộng, các tế bào mast sản sinh ra một chất hoá học gọi là histamin để loại bỏ các chất gây dị ứng này. Quá trình này là nguyên nhân gây ra các triệu chứng dị ứng, bao gồm chảy nước mắt, nước mũi và viêm đường hô hấp.
Nghiên cứu trước đây cho thấy, hoạt động của các tế bào mast sẽ tăng lên khi đáp ứng với stress về tâm lý và điều này cũng có thể gây ra bệnh tật.
Các nhà nghiên cứu đã khảo sát 2 nhóm chuột: 1 nhóm có thụ thể CRF1 bình thường trên tế bào mast và một tế bào thiếu thụ thể CRF1 (còn được gọi là hormone giải phóng corticotropin, là một peptide liên quan đến đáp ứng của cơ thể đối với căng thẳng tâm lý).
Trong nghiên cứu, cả 2 nhóm chuột đều bị stress và bị dị ứng, trong đó hệ thống miễn dịch phải hoạt động quá mức.
CRF1 liên quan đến bệnh do căng thẳng gây ra
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, những con chuột có thụ thể CRF1 bình thường trên tế bào cột sống của chúng đã trải qua sự gia tăng mức độ histamine để đáp ứng với cả 2 điều kiện căng thẳng và dị ứng, điều này dẫn tới mắc bệnh tật.
Tuy nhiên, ở nhóm chuột thiếu thụ thể CRF1 cho thấy, mức histamine thấp để đối phó với stress và chúng ít bị bệnh hơn. Những con chuột thiếu thụ thể CRF1 đã giảm 54% để đáp ứng với căng thẳng do dị ứng và giảm 63% để đáp ứng với căng thẳng về tâm lý.
Khi căng thẳng, chúng ta dễ bị hội chứng ruột kích thích, hen suyễn...
Moeser cho rằng: “Những phát hiện này cho thấy CRF1 có liên quan đến một số bệnh do những căng thẳng gây ra. Các tế bào mast trở nên hoạt động mạnh mẽ để đối phó với các tình huống căng thẳng mà cơ thể gặp phải. Đó là CRF1 gửi tín hiệu, các tế bào này sẽ giải phóng các chất hóa học có thể dẫn đến các bệnh viêm và dị ứng như: Hội chứng ruột kích thích, hen suyễn, dị ứng thức ăn và các rối loạn tự miễn dịch như lupus".
Moeser nói: "Đây là một bước tiến quan trọng trong việc giải mã sự căng thẳng làm cho chúng ta ốm yếu như thế nào. Vì thế, chúng ta cần có cách thức mới đối với tế bào mast để điều trị, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của những người bị các bệnh liên quan đến căng thẳng thông thường.
Bình luận của bạn