Tầm quan trọng của sắt đối với sức khỏe!

Thịt đỏ là một trong những nguồn thực phẩm giàu sắt

Điều trị thiếu máu thiếu sắt thế nào cho hiệu quả?

Thiếu sắt khi mang thai dễ mắc bệnh tuyến giáp?

10 dấu hiệu của tình trạng thiếu sắt

Thiếu sắt = Suy giảm thể chất, trí tuệ, tăng nguy cơ tử vong

Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến thiếu máu – làm tăng nguy cơ suy tim. Theo chuyên gia dinh dưỡng Natalie Parletta, của Đại học Nam Australia, thiếu hụt chất sắt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bệnh thiếu máu xảy ra khi lượng tế bào hồng cầu và/hoặc nồng độ hemoglobin quá thấp, dẫn đến tình trạng không có khả năng chuyên chở oxy đi khắp cơ thể.

Vì sao sắt đóng vai trò quan trọng?

Sắt có vai trò thiết yếu trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, bao gồm vận chuyện oxy trong máu, tổng hợp DNA, thở, chức năng miễn dịch và sản xuất năng lượng. Thiếu sắt có thể có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe và năng suất lao động, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não.

Các triệu chứng thiếu máu bao gồm mệt mỏi, rối loạn hành vi thần kinh, rối loạn tăng động giảm chú ý và hội chứng chân không nghỉ.

Thiếu sắt, thiếu máu ở giai đoạn vị thành niên có thể có tác động tiêu cực và lâu dài đến chức năng não bộ. Thiếu máu ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến sinh non.

Trẻ từ 0-6 tháng tuổi được bổ sung sắt thông qua sữa mẹ

Sữa mẹ thường cung cấp đủ sắt để đáp ứng nhu cầu của trẻ sơ sinh nhỏ hơn 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, từ 7 – 12 tháng tuổi, nhu cầu sắt của trẻ tăng đáng kể (lên đến 11mg/ngày) và trẻ cần được ăn các thức ăn thô cùng với bú sữa mẹ.

Nguyên nhân gây thiếu sắt

Chế độ ăn uống kém là một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu sắt, đặc biệt là khi nhu cầu của cơ thể tăng lên như giai đoạn phôi thai, mang thai, chu kỳ kinh nguyệt.

Đây không chỉ là vấn đề ở các nước kém phát triển mà còn ở nhiều quốc gia phát triển. Tại Australia và các nước phương Tây, dinh dưỡng kém với nhiều thực phẩm chế biến sẵn và ít thực phẩm giàu dinh dưỡng là những nguyên nhân dẫn đến thiếu sắt.

Nhu cầu sắt của cơ thể

Nhu cầu sắt của cơ thể khác nhau tùy theo độ tuổi và giới tính. Phụ nữ mang thai cần bổ sung nhiều hơn để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Theo khuyến cáo, nam giới từ 1 – 18 tuổi nên bổ sung khoảng 8 – 11mg/ngày và 8mg cho những người lớn hơn.

Phụ nữ từ 15 – 50 tuổi nên bổ sung từ 15mg – 18mg/ngày. Nhu cầu sắt của phụ nữ cao hơn trong khi mang thai: 27mg/ngày. Tuy nhiên, trong quá trình cho con bú, nhu cầu sắt sẽ giảm nhẹ, từ 9 – 10mg/ngày.

Ước tính, nhu cầu bổ sung sắt của người ăn chay cao hơn 1,8 lần so với người không ăn chay.

Nguồn thực phẩm giàu sắt

Trong thực phẩm, có 2 loại chất sắt là heme (trong các sản phẩm từ động vật, dễ hấp thụ) và non – heme (có trong thực vật, khó hấp thu).

Nguồn thực phẩm giàu sắt

Nguồn sắt non-heme đến từ các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám và các loại rau lá xanh…. Sắt heme có trong các loại thịt, gia cầm và cá.

Thông thường, thực vật là thành phần cốt lõi của chế độ ăn chay cũng như thuần chay. Sắt non-heme được cho là khó hấp thụ hơn sắt heme do các thành phần có trong thực vật có thể ức chế sự hấp thu sắt. Tuy nhiên, vitamin C có thể tăng cường hấp thụ sắt non-heme và chống lại tác dụng ức chế này.

Hoài Thương H+ (Theo Dailymail.co.uk)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp