Cấp cứu do ngộ độc rượu tại Trung tâm Chống độc Bạch Mai (Ảnh: Bachmaigov)
3 món canh ngao giải nhiệt mùa hè
Thuốc giải rượu bia: Dễ mua bệnh vào người
Dùng thuốc giải rượu: Cẩn thận rước bệnh vào thân
Bài thuốc giải độc, cấp cứu ngộ độc nặng
Có thuốc nơi tay, tửu lượng lên ngay
Từ khi có thuốc giải rượu, anh Hải Bánh (Lê Chân, Hải Phòng) tự tin hơn hẳn trong những cuộc nhậu với bạn bè. Anh cũng bật mí “bí kíp” này cho anh bạn thân chơi từ hồi nhỏ để mỗi lần chinh chiến trên bàn nhậu, anh không còn lo lắng về những cơn say rượu hay hại gan, hại thận.
Thuốc giải rượu khiến người uống càng uống nhiều hơn
Vô hình chung, thuốc giải rượu đã khiến cho nhiều nam giới như anh Hải Bánh uống nhiều rượu hơn và những cuộc nhậu cứ thế kéo dài liên miên đến tận sáng. Cơ thể không chịu tải được lượng rượu quá nhiều khiến gan bị nhiễm độc cấp tính, là nguyên nhân của rất nhiều ca cấp cứu ngay trong đêm.
Theo TS. Nguyễn Minh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần: "Thuốc giải rượu, bia không phải thần dược. Đây chỉ là thuốc hỗ trợ". Theo ông Tuấn, rượu khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acetaldehyd, một chất gây ra các biểu hiện say rượu, người không tỉnh táo. Các thành phần trong thuốc giải rượu giúp giảm sự tạo thành acetaldehyd và đào thải nó ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, những loại thuốc này chưa được nghiên cứu và chưa có bằng chứng khoa học nào về tác dụng cũng như tác dụng phụ của những loại thuốc này.
Thuốc giải rượu hay thuốc làm chậm rượu ngấm vào người?
Bác sỹ Trần Văn Năm - Phó Viện trưởng Viện Y Dược học cổ truyền TP.HCM, cho biết những loại thuốc trên thị trường được cho là có tác dụng giải bia rượu thực chất chỉ làm chậm sự hấp thu rượu ồ ạt vào máu, hoặc tăng thải trừ một phần bia rượu qua đường tiểu hay mồ hôi nên làm chậm tình trạng say rượu.
Do đó, khi uống rượu vào cơ thể, lượng rượu đó vẫn gây hại như thường mà không hề đúng với khái niệm “giải rượu”. Tác dụng không mong muốn của các loại thuốc tây hiện được truyền nhau sử dụng để giải độc rượu đa số chứa hoạt chất paracetamol (acetaminophen hay N-acetyl-paraminophenol) hoặc các chất kháng histamine đều là những chất độc với gan và gây tổn thương da.
Bình luận của bạn