Cách ăn sáng sai lầm khiến bạn mãi không giảm nổi cân
Không ăn sáng: Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Harvard (Mỹ): Những người bỏ bữa sáng có nguy cơ cao phát triển bệnh tim và đái tháo đường type 2.
Uống nhiều smoothie: Smoothie là một thức uống pha trộn, pha chế từ trái cây (hoa quả sinh tố) và đôi khi được thêm chocolate, bơ, đậu phộng, trái cây, đá xay… Chính vì vậy, nó có hàm lượng đường tự nhiên tương tự như soda, gây béo phì, sâu răng, rối loạn tiêu hoá và nguy cơ đái tháo đường.
Nước ép trái cây: Mặc dù là ít năng lượng hơn so với smoothie và giàu vitamin, chất chống oxy hoá, nhưng nước ép trái cây lại chứa nhiều đường gây ra một sự gia tăng lượng đường trong máu và insulin nhanh hơn so với ăn thực phẩm rắn có giá trị dinh dưỡng tương tự (ví dụ, uống nước ép táo so với ăn táo).
Ăn sáng quá ít: Ăn qua loa, vội vàng sẽ không sinh đủ năng lượng cho cả ngày dài hoạt động. Nên ăn một bữa sáng thịnh soạn với ít nhất 350 calorie và tối thiểu 20gr protein.
Bánh rán, bánh mì, bánh nướng…: Tuy giàu năng lượng nhưng lại thừa tinh bột, thiếu chất xơ và thiếu protein. Ăn thường xuyên những thực phẩm này khiến bạn dễ bị béo bụng, đầy hơi và mệt mỏi…
Bánh mì kẹp trứng/thị nguội/pho mát…: Thừa protein và tinh bột, có thể gây đầy hơi, cảm giác no và dễ gây béo bụng.
Uống cà phê sữa/kem: Thừa đường dẫn tới béo phì, không tốt cho sức khoẻ tim mạch và dễ làm tăng đường huyết.
Ngũ cốc: Các loại ngũ cốc đa số đều chứa nhiều carbohydrate, đường và gluten có thể gây nghiện, dẫn đến cảm giác thèm ăn nhiều hơn. Thay vì ngũ cốc, bạn có thể chọn các loại hạt cho gia đình vào bữa sáng.
Sữa chua: Sữa chua tốt nhưng không phù hợp ăn buổi sáng. Tốt nhất nên ăn sau bữa cơm 1 - 2 tiếng, lúc này dịch dạ dày đã bị loãng, mức độ cân bằng trong dạ dày thích hợp để acid lactic sinh trưởng. Thay vào đó, hãy uống sữa không đường ít béo.