Trẻ đổ mồ hôi nhiều – mẹ đừng xem là chuyện nhỏ

Đổ mồ hôi bất thường có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Đổ mồ hôi nhiều là bệnh gì?

Đổ mồ hôi nách nhiều, có thể chữa dứt điểm không?

Hormone giúp giảm cân không đổ mồ hôi

Điều cần biết về chứng đổ mồ hôi đêm

Còi xương

Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi đổ mồ hôi, nhất là mồ hôi sau gáy, khi bú nếu đi kèm với các biểu hiện khác như khóc đêm, quấy khóc và rụng tóc… thì rất có thể trẻ đã bị còi xương. Mẹ nên lưu ý cho trẻ tắm nắng 15 phút mỗi ngày, nên tắm nắng trước 8 giờ sáng vào mùa hè và trước 9 giờ sáng vào mùa đông. Khi tắm nắng nên để trẻ ở trần hoặc mặc quần áo tắm. Vì các vật tránh nắng như: Cửa kính, kem dưỡng da, quần, áo,… cũng phá vỡ khả năng tổng hợp vitamin D của cơ thể. 

Lao

Những bé ban ngày không đổ mồ hôi nhưng đêm khi ngủ lại tiết mồ hôi nhiêu cũng có thể là một dấu hiệu bất thường. Nếu trẻ bị đổ mồ hôi về đêm kết hợp với triệu chứng chán ăn, sốt về chiều, mặt đỏ bừng, sụt cân, hay bị ho thì có thể trẻ đang mắc bệnh lao. Nhưng trẻ này thường có tiền sử phơi nhiễm với bệnh khi trong gia đình có người bị bệnh lao.

Hạ đường huyết

Hạ đường huyết là một bệnh vô cùng nguy hiểm có khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như đe dọa tính mạng của trẻ. Hạ đường huyết nếu không được điều trị tức thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Đặc biệt có thể gây tổn thương não của trẻ nếu để tình trạng này kéo dài.

Bệnh hạ đường huyết ở trẻ thường thấy trong những ngày hè thời tiết nóng. Các bé thường có triệu chứng đổ mồ hôi rất nhiều, chán ăn, hay khóc, cáu gắt, yếu ớt, buổi sáng thức dậy rất phờ phạc. Để phòng hạ đường huyết cho trẻ, mẹ nên hạn chế cho trẻ chơi các trò chơi vận động quá sức trong thời gian dài hoặc khi đói, khi sức khỏe yếu.

Bệnh ung thư

Mồ hôi bỗng tăng tiết bất thường, đặc biệt là vào ban đêm là một trong những triệu chứng sớm của một số bệnh ung thư mà trẻ có thể mắc. Đặc biệt cha mẹ cần cảnh giác với ung thư máu thể lymphoma - một loại ung thư bạch cầu ác tính. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường như đổ mồ hôi nhiều, chảy máu mũi... thì nên đưa trẻ đi xét nghiệm máu để loại trừ khả năng mắc bệnh hay phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị tốt hơn.

Rối loạn hệ thần kinh thực vật

Cơ thể trẻ em rất non nớt, đôi khi các cơ quan còn chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh. Chính vì vậy, rối loạn hệ thần kinh thực vật rất dễ xảy ra với trẻ, điển hình như những trường hợp bị cường giao cảm, khi đó mồ hôi có thể được tiết ra nhiều hơn bình thường, nhịp tim nhanh hoặc kèm theo một số rối loạn chức năng khác,…

Chăm sóc trẻ bị đổ mồ hôi vào mùa hè cũng không khó nếu mẹ biết những quy tắc sau:

- Mùa hè nóng mẹ nên mở cửa sổ cùng với việc bật quạt mát giúp không khí lưu thông trong phòng. Chú ý không để gió thổi trực tiếp vào người trẻ, đặc biệt là khi trẻ đang ngủ vì gió lạnh trực tiếp thổi vào có thể khiến trẻ bị cảm, sốt.

- Đảm bảo quần áo của con được thoáng mát, thay đồ thường xuyên. Tránh mặc cho trẻ đồ cầu kỳ, rườm rà hay đồ làm bằng chất liệu nóng, bí.

- Chú ý bổ sung nước cho trẻ, đối với trẻ sơ sinh sữa mẹ là tốt nhất và với trẻ lớn nước muối ăn tốt nhất, vì bé đổ mồ hôi như người lớn nên ngoài việc mất độ ẩm, cơ thể còn mất đi một lượng natri, clorua, kali và chất điện giải khác.

- Mẹ nên lau mồ hôi cơ thể cho trẻ thường xuyên. Da trẻ rất nhạy cảm, nếu tích tụ quá nhiều mồ hôi trong nếp gấp da như cổ, nách, háng, có thể gây loét da và dẫn đến nhiễm trùng da.

- Sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược giúp tác động vào những nguyên nhân gây bệnh nhằm làm giảm và ngăn ngừa tình trạng ra mồ hôi.

Thùy Trang H+

 


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết