Xét nghiệm kiểm tra cholesterol là cách tốt nhất giúp phòng tránh bệnh tim mạch
Bị cholesterol cao có cần uống statin?
Chỉ số cholesterol tốt ở mức rất cao, liệu có tốt cho sức khỏe của bạn?
Khi sử dụng sản phẩm bổ sung để tăng cholesterol HDL, bạn cần lưu ý gì?
Nguyên nhân nào làm suy giảm cholesterol HDL?
Cholesterol được kiểm tra như thế nào?
Cholesterol thường được kiểm tra bằng các xét nghiệm máu. Các nhân viên y tế sẽ lấy một lượng máu từ bạn, sau đó các thành phần máu sẽ được phân tích ở trong phòng thí nghiệm và cho ra các chỉ số kết quả gọi là hồ sơ lipid máu.
Làm gì trước khi thực hiện xét nghiệm?
Các thực phẩm bạn ăn trước khi làm xét nghiệm có thể gây ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol trong cơ thể. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, bạn chỉ nên ăn một bữa ăn nhẹ, ít chất béo hoặc tốt nhất là ăn chay vào bữa ăn gần nhất trước khi thực hiện xét nghiệm, tránh uống rượu bia và các loại thuốc để có được kết quả kiểm tra cholesterol chính xác nhất. Ngoài ra, bác sỹ của bạn cũng có thể yêu cầu bạn nên nhịn ăn từ 9 – 12 tiếng trước khi thực hiện việc kiểm tra. Vì lý do này, nên hầu hết các xét nghiệm kiểm tra cholesterol thường được thực hiện vào buổi sáng, bằng cách đó bạn sẽ không phải nhịn ăn cả ngày.
Cách đọc kết quả xét nghiệm
Máu của bạn có thể được kiểm tra bằng cách sử dụng một thử nghiệm gọi là hồ sơ lipid máu. Để hiểu được kết quả xét nghiệm cholesterol của mình, bạn sẽ cần phải biết về các loại cholesterol khác nhau, những chỉ số được coi là bình thường, mức nguy cơ cao hoặc mức cao là như thế nào. Dưới đây là những thông tin phân tích của từng loại, bạn có thể tham khảo.
1. Tổng số cholesterol
Tổng số cholesterol của bạn là chỉ số cholesterol tổng hợp (tổng thể) được tìm thấy trong máu của bạn.
- Mức bình thường: 200 mg/dL hoặc thấp hơn
- Mức đường biên (giới hạn cao): 200 - 239 mg/dL
- Mức cao: 240 mg/dL trở lên
2. Lipoprotein mật độ thấp (LDL)
LDL còn được gọi là "cholesterol xấu” vì quá nhiều loại cholesterol này có thể gây ra sự tích tụ của chất béo, hình thành các mảng bám trong động mạch làm tắc nghẽn mạch máu và tăng nguy cơ dẫn tới bệnh tim mạch.
- Mức bình thường: 100 mg/dL hoặc thấp hơn
- Mức đường biên (giới hạn cao): 130 - 159 mg/dL
- Mức cao: 160 mg/dL trở lên
3. Lipoprotein mật độ cao (HDL)
HDL còn được gọi là "cholesterol tốt" có khả năng vận chuyển cholesterol dư thừa từ các tế bào trở lại gan để tái chế hoặc đào thải ra ngoài, do đó giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các chuyên gia y tế nói rằng, mức HDL của bạn càng cao thì càng tốt cho sức khỏe
- Mức bình thường: 40 mg/dL hoặc thấp hơn
- Mức thấp: 39 mg/dL hoặc thấp hơn
- Mức lý tưởng: 60 mg/dL trở lên
4. Triglycerides
Triglycerides là một loại mỡ trong máu. Mức triglycerides cao kết hợp với nồng độ cholesterol LDL cao sẽ làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch.
- Mức bình thường: 149 mg/dL hoặc thấp hơn
- Mức đường biên (giới hạn cao): 150 - 199 mg/dL
- Mức cao: 200 mg/dL trở lên
Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, người trưởng thành nên kiểm tra mức cholesterol trong máu của mình khoảng 5 năm/lần, bởi cholesterol cao có thể xảy ra ngay cả khi bạn không có bất kỳ triệu chứng nào.
Để duy trì nồng độ cholesterol ở mức lành mạnh và tốt cho sức khỏe, cách tốt nhất là bạn cần duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, tăng cường ăn các loại rau xanh, trái cây, hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa… kết hợp với tập thể dục thể thao được cho là cách tốt nhất giúp duy trì nồng độ cholesterol ở mức tốt cho sức khỏe.
Quang Tuấn H+ (Theo Healthline)
Để biết thêm thông tin chi tiết sản phẩm, liên hệ số điện thoại: 1900 6936
XNQC: 1608/2015/XNQC-ATTP
* sản phẩm/Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất, nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn