- Chuyên đề:
- Bệnh động kinh
Người bệnh động kinh nên có chế độ ăn uống hợp lý để giảm cơn co giật
Đột phá trong công cuộc chống động kinh
Co giật tâm lý có phải bệnh động kinh?
Viêm khớp dạng thấp ở mẹ làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh cho con
Tăng động giảm chú ý ở người lớn bị động kinh
Carbohydrate tinh chế
Nghiên cứu công bố trên Tạp chí Thần kinh “The journal neurology” năm 2006 cho biết một nửa số người bệnh trong nhóm nghiên cứu được điều trị bằng thực hiện phác đồ ăn kiêng với thực phẩm có chỉ số glycemic thấp các cơn co giật đã giảm đi 90%. Glycemic (GL) là chỉ số phản ánh tốc độ làm gia tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu carbohydrate.
Theo Hiệp hội Chống Động kinh Thế giới, nồng độ đường huyết tăng giảm thất thường trong cơ thể dễ làm xuất hiện các cơn co giật. Vì vậy để cân bằng đường huyết người bệnh cần hạn chế ăn các thực phẩm carbohydrate tinh chế (chỉ số GL cao) như nước ngọt, bánh mì, bánh quy, bánh pizza, bún, mì gói, khoai tây, khoai lang… Thay vào đó nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, các loại hạt, sữa chua.
Nên hạn chế thực phẩm giàu carobydrate để hạn chế co giật
Tránh một số loại trái cây, rau quả
Hầu hết các loại trái cây và rau quả đều có chỉ số glycemic thấp, không làm tăng giảm đột ngột lượng đường trong máu. Tuy nhiên vẫn có một số loại rau, củ, quả như xoài, nho khô, chuối, chà là, khoai... nếu người bệnh động kinh ăn quá nhiều sẽ dễ làm đường huyết tăng nhanh gây ra cơn co giật. Những loại quả này bạn có thể chỉ nên dùng hạn chế, chẳng hạn như 1 quả chuối/ ngày.
Bột ngọt và chất phụ gia
Nhiều loại phụ gia trong thực phẩm, chẳng hạn như bột ngọt sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người mắc bệnh động kinh, bởi vì chúng được làm từ glutamate acid amin, loại acid amin này gây kích thích các tế bào thần kinh, làm tăng hoạt động điện não và có thể khiến người bệnh gia tăng những cơn co giật.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2004 trên "Neuroscience Letters" cho thấy bột ngọt và các chất phụ gia có thể gây tổn hại đến hệ thần kinh. Nếu bạn bị bệnh động kinh thì tốt nhất nên tránh các loại phụ gia thực phẩm và bột ngọt để bảo vệ hệ thần kinh.
Bột ngọt làm tăng nguy cơ co giật ở bệnh nhân động kinh
Hạt bạch quả
Nghiên cứu công bố năm 2001 trên tạp chí “The Journal Epilepsia” cho rằng ăn một lượng lớn hạt bạch quả có thể gây nôn mửa và co giật. Nghiên cứu cũng khuyến cáo rằng, thực phẩm này có thể gây ra cơn động kinh ở người không có tiền sử động kinh, vì vậy tốt nhất những người bị động kinh không nên ăn nhiều hạt bạch quả vì chúng có thể gây độc cho hệ thần kinh.
Ăn nhiều hạt bạch quả có thể khiến hệ thần kinh bị ngộ độc
Caffein
Caffeine tự nhiên có trong cà phê, sô cô la, trà, các loại đồ uống soda... Theo MedlinePlus, chất cafein trong 2 - 4 tách cà phê mỗi ngày có thể phù hợp với một người trưởng thành khỏe mạnh. Cafein ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, kích thích hệ thống thần kinh trung ương và tạo cảm giác tràn đầy năng lượng.
Tuy nhiên đối với một số người bị động kinh, caffeine lại là một trong những tác nhân có thể gây kích hoạt cơn động kinh. Nếu bạn là người nghiện cafe, bạn nên có một cuốn sổ ghi chép, theo dõi mức độ ảnh hưởng và tần suất cơn động kinh trong những ngày sử dụng cafe. Dù là người khỏe mạnh hay có bệnh trong người thì việc sử dụng một lượng lớn có thể gây khó chịu, bồn chồn, lo lắng và mất ngủ. Trong khi một giấc ngủ ngon có ý nghĩa vô cùng quan trọng để kiểm soát tốt bệnh động kinh thì cafein lại gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh.
Thanh Tú H+ (Theo Live Strong)
Bình luận của bạn