- Chuyên đề:
- Bệnh động kinh
Hội chứng tăng động giảm chú ý dễ phát triển ở người lớn bị động kinh
Mối quan hệ giữa động kinh và vùng não bị tổn thương
Nguy cơ phát triển bệnh lý tâm thần ở trẻ động kinh
Acid folic, vitamin B12 giúp giảm nguy cơ đột quỵ ở người bị động kinh?
Cha mẹ cần làm gì để giúp con bị động kinh học tập tốt hơn?
Theo thống kê, có khoảng 5% trẻ em trên thế giới mắc hội chứng tăng động giảm chú ý (AHDH - Attention Deficit Hyperactivity Disorder) và thường xuất hiện ở bé trai hơn bé gái theo tỷ lệ 4 - 1. Điều đáng nói là có khoảng 30 - 40% số trẻ em bị động kinh có thể có liên quan đến ADHD, tức là trẻ em bị bệnh động kinh có thể biểu hiện với các triệu chứng của ADHD và trẻ em bị ADHD có thể phát triển thành bệnh động kinh.
ADHD là sự rối loạn chức năng hoạt động, hiếu động thái quá và giảm khả năng tập trung chú ý thường thấy ở trẻ nhỏ. Trẻ em bị ADHD dễ mắc chứng động kinh do trong điện não đồ có xuất hiện các dẫn truyền thần kinh với tốc độ cao bất thường mặc dù tiền sử trẻ không mắc bệnh động kinh. Chính sự rối loạn sóng điện não này đã gây ra các biểu hiện của chứng ADHD kèm theo sự suy giảm nhận thức, trí tuệ ở trẻ.
Không chỉ vậy, hội chứng này cũng rất dễ gặp ở người trưởng thành bị động kinh. Các nhà nghiên cứu đã khảo sát gần 1.400 người trưởng thành bị động kinh trên khắp Hoa Kỳ. Họ phát hiện ra rằng có hơn 18% xuất hiện các triệu chứng ADHD. Trong khi đó, khoảng 4% người Mỹ trưởng thành trong dân số nói chung cũng đã được chẩn đoán bị ADHD.
So với các bệnh nhân động kinh khác, những người có triệu chứng ADHD có nguy cơ bị trầm cảm nhiều hơn gấp 9 lần, nguy cơ xuất hiện triệu chứng lo lắng nhiều hơn gấp 8 lần và cũng phải chịu đựng nhiều cơn co giật hơn.
Một số triệu chứng ADHD thường gặp ở cả trẻ em và người lớn:
Các chuyên gia khuyên rằng khi có nhiều hơn 6 triệu chứng trên với thời gian kéo dài trên 6 tháng, thể hiện ở ít nhất hai môi trường trong và ngoài gia đình (như trường học/nơi làm việc, xã hội), hãy đưa bệnh nhân đến các bệnh viện chuyên khoa tâm thần kinh để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả nhất.
Trưởng nhóm nghiên cứu, TS. Alan Ettinger - Giám đốc Trung tâm động kinh tại NSPC (New York, Mỹ) cho hay: “Sự hiện diện của các triệu chứng ADHD ở người lớn bị động kinh có thể có những tác động nghiêm trọng tới tinh thần, chất lượng cuộc sống, đời sống xã hội và công việc của họ”.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc kết hợp lâu dài giữa liệu pháp hành vi, thay đổi lối sống cùng với thuốc điều trị sẽ mang lại lợi ích lâu dài khi điều trị ADHD ở bệnh nhân động kinh.
Sử dụng thuốc
Không phải bệnh nhân ADHD nào cũng nên dùng thuốc. Các thuốc điều trị đều thuộc nhóm thuốc kích thích như methylphenidate (Ritalin) và dextroamphetamine (Dexedrine). Các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng những loại thuốc này sẽ giúp điều chỉnh lại mức độ truyền dẫn thần kinh trong não. Những loại thuốc này có mức độ tác dụng nhanh chậm khác nhau, chủ yếu cải thiện sự chú ý và tập trung nhưng lại có rất ít tác dụng đối với triệu chứng hay quên, quản lý thời gian kém, vô tổ chức, hay trì hoãn. Ngoài ra, thuốc điều trị ADHD có thể mang lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Thường xuyên tập thể dục
Người bệnh không cần phải đến phòng tập mà chỉ cần 30 phút đi bộ mỗi ngày là đủ. Hãy lựa chọn những hoạt động đem lại sự hứng thú như tham gia đội thể thao, hòa mình vào thiên nhiên như leo núi, chạy đường mòn, đi bộ trong công viên.
Chất lượng giấc ngủ kém làm triệu chứng ADHD nặng hơn. Do đó, vệ sinh giấc ngủ là điều cần thiết: Ngủ điều độ (ngủ đúng giờ và dậy đúng giờ, kể cả ngày nghỉ), ngủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm; Thay đổi lối sống như tập luyện thể chất (trước khi ngủ khoảng 3 tiếng) và tránh các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, chè, cà phê…). Một yêu cầu nữa là trong phòng ngủ cũng không nên để TV. Ngoài ra, sau 30 phút nằm mà không ngủ được thì nên thư giãn bằng cách nghe nhạc nhẹ, đọc sách hoặc thiền để “dỗ” giấc ngủ. Nên cân nhắc việc sử dụng thêm thực phẩm chức năng giúp ngủ ngon có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên.
Chế độ ăn uống khoa học
Nên ăn thực phẩm giàu protein, sắt, vitamin B, trứng, chất béo lành mạnh... Không nên ăn: Đường, glutein, sữa tiệt trùng, caffeine, mì chính và protein thực vật thủy phân, chất ngọt nhân tạo, đậu nành, thực phẩm dễ gây dị ứng... Có thể bổ sung thêm: Kẽm, serotonin, vitamin nhóm B, probiotics, GABA và dầu cá omega-3.
Hỗ trợ chuyên môn
Hỗ trợ chuyên môn giúp người mắc ADHD đối phó với các triệu chứng và thay đổi thói quen gây ra vấn đề. Một số liệu pháp hướng đến kiểm soát căng thẳng, sự tức giận, hành vi bốc đồng, trong khi những liệu pháp khác dạy người bệnh kỹ năng quản lý thời gian, tiền bạc, khả năng sắp xếp.
Liệu pháp nói chuyện giúp bệnh nhân đối mặt với những cảm xúc như lòng tự trọng thấp, cảm giác xấu hổ, oán giận người chỉ trích mình. Trong khi đó, liệu pháp kết hôn và gia đình hỗ trợ người bệnh, người thân giao tiếp với nhau và giải quyết trên tinh thần xây dựng những vấn đề mà ADHD tạo ra như tranh cãi về tiền bạc, thất hứa, trách nhiệm trong gia đình. Liệu pháp nhận thức - hành vi khuyến khích bệnh nhân tự xác định và biến những niềm tin và hành vi tiêu cực thành cái nhìn thực tế và đầy hy vọng, tập trung vào những vấn đề thực tế như tính vô tổ chức, thể hiện trong công việc, kỹ năng quản lý thời gian kém.
Biết Tuốt H+
Bình luận của bạn