Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị và cú hích của ngành TPCN

Ứng dụng công nghệ sinh học trong nghiên cứu và sản xuất tại Viện Thực phẩm chức năng (VIDS)

Bộ Y tế chính thức đón tân Thứ trưởng

Ngộ độc suýt chết vì uống thuốc đái tháo đường chứa chất cấm

Danh sách 100 món ăn tệ nhất thế giới 2023: Trứng vịt lộn xếp thứ 12

Tự tay làm nama chocolate vị trà xanh mùa Valentine

Ngày 30/1/2023, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới. Đây là lần đầu tiên một nghị quyết của Bộ Chính trị nhắc tới phát triển ngành Thực phẩm chức năng (TPCN) dựa trên sự phát triển của công nghệ sinh học và nguồn dược liệu trong nước. Trong đó, Chính phủ đặt mục tiêu nước ta từ nay tới năm 2030 trở thành top 10 quốc gia châu Á về sản xuất và dịch vụ trong Công nghệ sinh học (CNSH) và CNSH trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, thay thế ít nhất 50% sản phẩm CNSH nhập khẩu và đóng góp ít nhất 7% vào GDP của đất nước.

Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị như một cú hích đối với sự phát triển, ứng dụng nghiên cứu thành tựu công nghệ sinh học trong sản xuất và phát triển.

Ngay từ những năm 2010, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, Viện Thực phẩm chức năng (VIDS) đã nhấn mạnh vai trò của công nghệ sinh học trong phát triển sản phẩm thực phẩm chức năng. Hiệp hội và Viện cũng đã hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, phát triển công nghệ và xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm ứng dụng CNSH. Việc sử dùng các nguyên liệu sinh học sản xuất TPCN đã được thực hiện nhiều năm nay, các sản phẩm TPCN đó đã được thị trường chấp nhận, có thương hiệu trong nước và xuất khẩu.

z3833466371100_74ff5a979cc0704cbd66e27388c2a1f1 (1)

Viện Thực phẩm chức năng (VIDS) đã đẩy nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học, chuyển giao và ứng dụng thành công trong các sản phẩm thực phẩm chức năng

Đơn cử như sự phối hợp giữa Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, Viện Thực phẩm chức năng (VIDS) với Công ty TNHH Tư vấn Y Dược Quốc tế (IMC). Trong giai đoạn 2013-2019, IMC đã hoàn thành dự án “Nghiên cứu và làm chủ công nghệ sản xuất trên quy mô công nghiệp một số chế phẩm vi sinh, enzyme và protein” (mã số đề tài CNC.02.DAPT/13). Đề tài được Bộ Khoa học & Công nghệ nghiệm thu và đánh giá cao. Đây là dự án thuộc chương trình công nghệ cao về CNSH đầu tiên của Bộ Khoa học & Công nghệ và kết quả là IMC đã làm chủ được các công nghệ trên (thay thế hàng nhập khẩu như hoạt chất DeltaImmne, Nattokinase, men vi sinh Lacto bacillus…).

Cho tới nay, IMC tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và sản xuất các dòng sản phẩm TPCN, mỹ phẩm, thực phẩm dinh dưỡng dựa trên CNSH, đã cho ra đời nhiều dòng sản phẩm có thương hiệu. Và sự phát triển dựa trên nền tảng công nghệ sinh học kết hợp với nền y học cổ truyền đem lại hiệu quả cao và tính bền vững lớn. Chính vì thế, sự phát triển này đã lan tới các doanh nghiệp, các tổ chức. Đã có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo dựa trên nền tảng công nghệ sinh học đã bước tới thành công. Tính riêng trong hệ sinh thái IMC đã có 27/30 công ty khởi nghiệp đi tới thành công, tỷ lệ là 90%.

Như vậy, có thể khẳng định, Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị sẽ là cú hích lớn cho sự phát triển của ngành TPCN nói riêng và công nghệ sinh học nói chung. Các cấp ủy và chính quyền cần triển khai nghị quyết một cách quyết liệt, sáng tạo và hỗ trợ các doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ sinh học để nghị quyết sớm đi vào cuộc sống.

Tiếp nối các thành công trước đó, đồng thời để triển khai hiệu quả Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, Viện Thực phẩm chức năng (VIDS) cũng sẽ sớm xây dựng các chương trình hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp hội viên ứng dụng, nghiên cứu, chuyển giao, đào tạo, xúc tiến thương mại… sau 1 năm sẽ tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm.

 
DS. Nguyễn Xuân Hoàng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết