Chảy máu khi "yêu": Dấu hiệu cảnh báo ung thư?

Chị em nên đi khám ngay nếu bị chảy máu bất thường khi quan hệ

Ra máu bất thường giữa chu kỳ kinh có nguy hiểm?

Ra máu bất thường có phải là ung thư cổ tử cung?

Kinh nguyệt ít đi – báo hiệu tiền mãn kinh sắp đến

Khô âm đạo tuổi 30 có phải dấu hiệu của mãn kinh sớm?

Sợ xanh mặt vì ra máu khi quan hệ

Chị D. (Hào Nam, Hà Nội) đi khám phụ khoa với tâm trạng lo lắng cực độ. Chị tâm sự: “Khi đang gần gũi với chồng thì chỗ kín bị chảy máu. Mà chị mới hết kinh khoảng 1 tuần. Mấy tiếng sau, máu vẫn chảy nhưng ít hơn, chị phải đóng băng vệ sinh hàng ngày. Chị nghe nói chảy máu như thế có thể là bị ung thư tử cung nên chị rất lo lắng, thấp thỏm chờ trời sáng để đi khám ngay”.

Cũng giống như chị D. là trường hợp của Mai A. (Hà Nội). Mai A. cũng bị chảy máu khi quan hệ, lượng máu không nhiều, chỉ ra vài giọt nhưng chị rất ngứa và rát. Nghi là bị viêm nhiễm nặng nên Mai A. đi khám ngay cho yên tâm.

Chảy máu khi yêu – Dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm

Bác sỹ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung – Trung tâm Y tế Lao động (Thái Hà, Hà Nội) cho biết: Có rất nhiều lý do khiến người phụ nữ bị chảy máu khi “yêu”.

Có thể là báo hiệu bệnh ung thư hay tiền ung thư (ung thư cổ tử cung, loạn sản cổ tử cung, ung thư âm đạo); Chấn thương âm đạo (do quan hệ tình dục quá mạnh dẫn đến thủng cùng đồ, thiết bị đặt trong tử cung có thể gây chảy máu, âm đạo khô rát do suy giảm hormone estrogen ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh, rách màng trinh trong lần quan hệ đầu tiên); Nhiễm trùng âm đạo (nhiễm Chlamydia, bệnh lậu, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, âm đạo bị nhiễm trùng nấm men); Khối u (u xơ tử cung, nội mạc tử cung, khối u trong tử cung)…

Trường hợp của chị D., ra máu khi quan hệ là do chị bị khô âm đạo, do thiếu hụt hormone estrogen trong thời kỳ tiền mãn kinh. Để tránh chảy máu khi quan hệ, trước mắt, chị nên sử dụng các chất bôi trơn để làm ẩm, mềm âm đạo, giúp việc quan hệ dễ dàng hơn. Để giảm tình trạng khô, bổ sung thêm hormone nội tiết tố mà cơ thể đang thiếu hụt là việc cần thiết.

Còn trường hợp của Mai A., qua thăm khám, bác sỹ chẩn đoán chị bị viêm nhiễm âm đạo. Vùng âm đạo bị viêm nhiễm nếu bị tác động mạnh sẽ bị trầy xước, chảy máu. Trường hợp này, chỉ cần điều trị cho hết viêm nhiễm thì sẽ không ảnh hưởng gì.

Theo các bác sỹ sản phụ khoa, không chỉ chảy máu khi yêu, mà khi thấy bất kỳ hiện tượng ra máu không bình thường nào, chị em đều cần đi khám sớm. Bởi đó có thể là dấu hiệu cho thấy chị em đang bị viêm nhiễm phụ khoa hay các bệnh nguy hiểm khác cần được điều trị ngay. Có những trường hợp, thấy lượng máu ra ít nên đã chủ quan không đi khám, để hiện tượng này kéo dài, đến khi phát hiện thì bệnh đã nặng, khó chữa hoặc ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản và sinh lý nữ.

Để phòng ngừa viêm nhiễm âm đạo, khô âm đạo, ngoài việc vệ sinh vùng kín đúng cách, chị em cũng cần giữ cân bằng độ pH âm đạo qua việc cân bằng cán cân nội tiết tố nữ. Dùng thực phẩm chức năng hỗ trợ cân bằng nội tiết tố là biện pháp đang được nhiều chị em tin chọn, bởi vừa tiện lợi lại rất an toàn.

An An H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sung mãn