Chuyên gia chia sẻ về chứng run tay chân và cách điều trị

Run tay chân có thể ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống

Công nghệ siêu âm mới giúp giảm run tay chân nhanh chóng, hiệu quả

Run tay: Mọi điều bạn cần biết từ nguyên nhân, triệu chứng tới điều trị

Người bị rối loạn lưỡng cực có nguy cơ mắc Parkinson cao gấp 3 lần

Những điều cần biết về bệnh Parkinson để kiểm soát bệnh tốt hơn

Trong chương trình tư vấn với chủ đề “Run tay chân - Nguyên nhân và phương pháp điều trị” của Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống kết hợp cùng Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây, PGS.TS.BSCKII Nguyễn Văn Liệu - Phó Chủ nhiệm Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai, Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh, Đại học Y Hà Nội đã có những chia sẻ về tình trạng run tay chân nhiều người đang gặp phải:

PGS.TS.BSCKII Nguyễn Văn Liệu chia sẻ về tình trạng run tay chân và cách điều trị (Ảnh: Suckhoedoisong.vn)

Tình trạng run diễn ra như thế nào? Run có giống với rung, giật không? Run chân tay là dấu hiệu của bệnh lý ở cơ quan nào trong cơ thể?

Run là cử động bất thường, động tác bất thường xuất hiện ở một bộ phận cơ thể. Run biểu hiện ở việc lắc lư, run rẩy tại bàn tay, bàn chân, nhiều khi cả ở đầu, cổ với tần số vừa phải, biên độ nhỏ hơn rung, giật.

Run xuất hiện trong nhiều bệnh lý và trong cả một số trường hợp sinh lý. Run không phải là một bệnh, mà là triệu chứng của rất nhiều bệnh hoặc tình trạng khác nhau. Khi đã bị run thì thường đi kèm tổn thương thần kinh hoặc tổn thương tại một bộ phận nào đó mà bác sỹ cần tìm cách xác định.

Nguyên nhân nào gây ra chứng run chân tay? Run chân tay có nguy hiểm không, ảnh hưởng tới sức khỏe thế nào?

Run là triệu chứng của nhiều bệnh, trong đó có tổn thương ở não bộ, đặc biệt là hội chứng Parkinson. Ngoài ra, tình trạng run tay chân cũng có thể xảy ra do teo tiểu não, sau tai biến mạch máu não, sau chấn thương, do uống nhiều rượu bia… Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, cuộc sống của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực.

Run có thể xảy ra do tổn thương não bộ, tai biến mạch máu não...

Tình trạng run tay chân còn có thể gặp trong một số bệnh nội khoa, ví dụ như các bệnh về tuyến giáp, bệnh Basedow. Ngoài ra, còn có nhiều trường hợp khác như cơ thể bị nhiễm độc, rối loạn chuyển hóa, quá mệt, quá đói, quá căng thẳng… cũng có thể gây run.

Run chân tay thường gặp ở những đối tượng nào và hội chứng này có tính di truyền hay không?

Run tay chân có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, không thể loại trừ trường hợp run tay chân ở những người trẻ tuổi. Theo đó, tỷ lệ run tay chân ở người trẻ tuổi hiện lên tới khoảng 15 - 20%. Ở mỗi độ tuổi, tính chất bệnh lại khá khác nhau. Do đó, các bác sỹ cần chú ý có hướng xử lý phù hợp.

Run tay chân có yếu tố di truyền. Ngay cả bệnh Parkinson cũng có liên quan tới yếu tố biến đổi gene. Tuy nhiên, yếu tố này không quá phổ biến, chủ yếu liên quan tới đột biến trong quá trình sinh nở.


Hiện nay, có những cách điều trị run tay chân nào? Với từng nguyên nhân gây run khác nhau, việc điều trị có khác nhau hay không?

Tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh mà cách điều trị run tay chân cũng khác nhau. Có thể chia ra thành những nhóm sau:

- Nhóm bệnh nhân chưa cần dùng thuốc hoặc chỉ sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị.

- Nhóm bệnh nhân cần dùng các loại thuốc đặc hiệu, điển hình trong trường hợp bệnh Parkinson. Căn bệnh này xảy ra do thiếu hụt dopamine trong não. Do đó, việc điều trị sẽ nhắm mục tiêu bổ sung chất này bằng cách bổ sung các chất tương tự như vậy, cung cấp tiền chất dopamine, chất đồng vận dopamine… để điều trị các triệu chứng run tay chân, cứng cơ bắp do bệnh Parkinson.

Trong Tây y có các loại thuốc làm được điều này, nhưng thực tế vẫn rất khó khăn, nhiều thử nghiệm thất bại. Đông y có thể cung cấp các dưỡng chất cơ thể cần một cách nhẹ nhàng hơn, không gây ra nhiều tác dụng phụ dữ dội.

Bên cạnh việc dùng các loại thuốc điều trị đặc hiệu, các bác sỹ có thể cho bạn dùng thêm các loại thuốc hỗ trợ như thuốc chống gốc tự do, chống oxy hóa… giúp kéo dài thời gian thuốc điều trị có hiệu quả, làm giảm số lượng các tế bào não mất đi.

Kỹ thuật kích thích não sâu có thể được dùng để điều trị run tay chân

- Nhóm bệnh nhân cần dùng tới các kỹ thuật hiện đại hơn như đặt điện cực kích thích não sâu. Kỹ thuật này về cơ bản có thể giải quyết được tình trạng run và các triệu chứng đi kèm khác. Tuy nhiên, kỹ thuật kích thích não sâu có nhược điểm là khá phức tạp, chi phí lớn.

Trong tương lai, các nhà khoa học đang hy vọng vào việc điều trị run tay chân bằng phương pháp tế bào gốc. Hiện phương pháp này vẫn đang được nghiên cứu, nhưng chưa thực sự thành công.

Do số lượng bệnh nhân bị run tay chân còn khá cao, biện pháp điều trị run cơ bản nhất hiện nay vẫn là dùng thuốc. Trong những trường hợp nhẹ hơn, bạn chỉ cần chủ động thay đổi lối sống, hạn chế rượu bia, cà phê, stress… để kiểm soát tình trạng run tay chân của mình.

Trong quá trình điều trị run tay chân, có yếu tố nào ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị, thứ nhất là các vấn đề trong việc chẩn đoán. Thứ hai, bản thân thuốc điều trị cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như ảo giác, hoang tưởng, rối loạn trí nhớ… Ngoài ra, các vấn đề tâm lý, mất ngủ, căng thẳng, dinh dưỡng hàng ngày… cũng có thể ảnh hưởng nhiều tới việc điều trị run tay chân.

Ví dụ như trong giai đoạn bệnh nặng, ăn nhiều thịt có thể gây cạnh tranh hấp thu giữa thuốc và protein trong cơ thể. Do đó, việc quan trọng là cần điều chỉnh thời gian dùng thuốc, uống trước khi ăn hoặc tốt hơn hết là tránh xa bữa ăn.

Chứng run tay chân có phòng ngừa được không, nhất là ở những đối tượng có nguy cơ cao như người bệnh huyết áp, tổn thương thần kinh, bệnh tuyến giáp, người có tiền sử gia đình có người bị run?

Trong nhiều trường hợp, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa tình trạng run tay chân bằng cách kiểm soát tốt huyết áp, kiểm soát bệnh tim mạch, đái tháo đường… Nguyên nhân là bởi các căn bệnh này có thể ảnh hưởng tới mạch máu não, làm tổn thương hệ thần kinh.

Việc có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý… cũng sẽ giúp hạn chế việc sản sinh các gốc tự do trong cơ thể, đặc biệt là trong não bộ. Điều này sẽ giúp bảo vệ não khỏi nguy cơ bị tổn thương, gây run tay chân.

Parkinson là bệnh không thể chữa khỏi. Vậy mục tiêu điều trị là gì và người bệnh cần lưu ý gì trong quá trình điều trị?

Bệnh Parkinson đã được phát hiện từ hơn 200 năm nay. Tuy nhiên, mục tiêu điều trị bệnh hiện nay vẫn chỉ là chữa trị triệu chứng, hạn chế tối đa việc các triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh.

Bệnh Parkinson có 3 nhóm triệu chứng chính: Giảm động tác, chậm chạp; Cứng cơ bắp; Run tay chân. Nếu không giải quyết được các triệu chứng này thì người bệnh sẽ mất dần khả năng thực hiện các hoạt động cơ bản trong cuộc sống.

Để hạn chế tối đa các triệu chứng này, kéo dài sự sống, người bệnh có thể được cho dùng thuốc, đặt điện cực kích thích não sâu…

Vi Bùi H+ (Ghi)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện - giải pháp hỗ trợ giảm run chân tay với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện mỗi ngày để run chân tay không còn là rào cản trong cuộc sống!

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243  775 9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Trò chuyện