Những căn bệnh nên cảnh giác khi bước vào độ tuổi 40

Nguy cơ bị loãng xương, tăng huyết áp… sẽ tăng cao khi bạn bước vào độ tuổi 40

Phụ nữ mang thai ở độ tuổi 40 có nguy cơ sinh non cao

13 thay đổi nên làm để tuổi 40 khỏe đẹp rạng ngời

Hay quên, mất tập trung sau tuổi 40: Cách nào khắc phục?

Chăm sóc sức khỏe tuổi 40: Cần khám sức khỏe định kỳ những gì?

Dưới đây là những căn bệnh thường gặp bạn nên chú ý sau khi bước sang độ tuổi 40:

Nhức mỏi, đau nhức

Đau đầu gối mạn tính do viêm khớp, đau lưng, viêm cột sống… đều là do bạn có lối sống ít vận động, thường xuyên phải ngồi nhiều, hay ngồi sai tư thế. Tất cả những tình trạng nhức mỏi, đau nhức này đều có thể được quản lý nếu bạn tập thể dục thường xuyên hơn, duy trì chế độ ăn chống viêm, lành mạnh.

Căng thẳng mạn tính

Căng thẳng, stress có thể ảnh hưởng tiêu cực tới cả sức khỏe tinh thần và thể chất. Tuy nhiên, khi bước vào độ tuổi 40, bạn sẽ có rất nhiều điều cần quan tâm, lo lắng: Từ các gánh nặng tài chính, chăm sóc con nhỏ, chăm lo cho cha mẹ già tới những điều nhỏ nhặt khác. Tất cả những nỗi lo này đều khiến bạn thấy căng thẳng, stress thường xuyên.

Căng thẳng mạn tính có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thể chất và tinh thần

Để khắc phục tình trạng này, tất cả những gì bạn cần làm là dành một chút thời gian cho riêng mình để lấy lại cân bằng trong cuộc sống. Cố gắng tập thể dục (đi xe đạp, chạy bộ…) hàng ngày để tăng cường sức khỏe thể chất. Ngoài ra, bạn cũng cần chăm sóc sức khỏe tinh thần bằng cách ngủ đủ giấc, tập yoga, ngồi thiền… hàng ngày.

Tăng huyết áp, mỡ máu cao

Có thể coi đây là hai bệnh thường gặp, phổ biến nhất trong dân số hiện nay. Nếu không được quản lý ngay từ độ tuổi này, các tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm như suy tim, đau tim, đột quỵ… khi bạn về già. Tốt hơn hết, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ để chẩn đoán bệnh sớm, điều trị kịp thời. Các chuyên gia khuyến cáo, những người trên 40 tuổi nên kiểm tra nồng độ cholesterol trong máu 5 năm/lần.

Loãng xương

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mật độ xương sẽ bắt đầu giảm dần khi bạn 40 tuổi, làm tăng nguy cơ loãng xương. Mặc dù căn bệnh này phổ biến hơn với nữ giới (đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh), tuy nhiên, thiếu hụt calci và vitamin D cũng có thể khiến nam giới có nguy cơ mắc bệnh. Nếu là dân văn phòng, hay phải ngồi nhiều, tốt hơn hết bạn nên dành ra 30 phút mỗi ngày để tiếp xúc với ánh mặt trời.

Đái tháo đường

Thường xuyên căng thẳng và có chế độ ăn kém lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường type 2 cho những người từ 45 - 65 tuổi. Đái tháo đường type 2 có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim, mắt, thận, thần kinh… do đó bạn nên chủ động thay đổi lối sống lành mạnh, kiểm tra đường huyết thường xuyên (3 năm/lần) để phòng ngừa bệnh tốt hơn.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp