Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh ho gà
Podcast: Cách chăm sóc và phòng ngừa trẻ mắc ho gà
Dấu hiệu nhận biết bệnh ho gà
Podcast: Biện pháp bảo vệ trẻ khi bệnh ho gà “tái xuất”
Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ em.
Bệnh lây qua đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis gây nên. Các triệu chứng ho gà thường xuất hiện trong vòng 7-10 ngày sau khi nhiễm bệnh. Cơn ho gà rất đặc trưng, trẻ ho rũ rượi không thể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít. Bệnh ho gà có thể dẫn đến những biến chứng như suy hô hấp, viêm phổi, thiếu oxy não, viêm não, xuất huyết kết mạc, thậm chí dẫn đến ngừng thở và gây tử vong.
Dữ liệu của CDC cho thấy, số ca bệnh ho gà tại Mỹ được báo cáo đã tăng mạnh trong nhiều tháng và tăng gấp đôi kể từ giữa tháng 9. Tính đến giữa tháng 12 năm nay, hơn 32.000 trường hợp mắc bệnh đã được báo cáo - gấp khoảng 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Khoảng 1/4 số ca mắc đó được ghi nhận ở vùng Trung Tây bao gồm: Illinois, Indiana, Michigan, Ohio và Wisconsin. Pennsylvania là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với nhiều ca bệnh nhất cho đến nay.
Theo CDC, tiêm vaccine là cách tốt nhất để phòng ngừa mắc bệnh ho gà. Cơ quan này khuyến cáo trẻ em nên tiêm vaccine DTaP, còn thanh thiếu niên và người lớn nên tiêm vaccine TDaP. Tuy nhiên, trong năm học 2023-2024 chỉ có 92% trẻ mẫu giáo được tiêm DTaP - ít hơn nhiều so với mục tiêu của quốc gia này là 95%.
Ho gà thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thuốc hiệu quả nhất ở giai đoạn đầu của bệnh khi chưa xuất hiện các cơn ho. Việc sử dụng thuốc phụ thuộc vào diễn tiến của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe, vì vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Bên cạnh đó, người bệnh cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và uống đủ nước mỗi ngày.
Bình luận của bạn