Ho gà ở trẻ em: Cẩn thận nguy cơ cao nhiễm trùng đường hô hấp

Trẻ em có nguy cơ cao nhất bị nhiễm trùng đường hô hấp do ho gà gây ra. - Ảnh: Baptist Health.

Podcast: Cách chăm sóc và phòng ngừa trẻ mắc ho gà

Dấu hiệu nhận biết bệnh ho gà

70 ca ho gà trên cả nước, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Dòng chảy Sức khỏe+: Phân bổ 434.000 liều vaccine sởi, bạch hầu-ho gà-uốn ván

Các chuyên gia cho biết, các đợt bùng phát bệnh ho gà ở Châu Âu, Châu Á và các vùng của Mỹ là một lời nhắc nhở mọi người nên tiêm vaccine. Từ tháng 10 đến đầu năm nay, thành phố New York đã trải qua một đợt bùng phát, với hơn 200 ca mắc bệnh chủ yếu là trẻ nhỏ. Kể từ tháng 1, số ca bệnh ho gà đã tăng mạnh ở Anh và Châu Âu, mức tăng lớn nhất kể từ năm 2012. Mới đây, Trung Quốc ghi nhận hơn 15.000 ca mắc vào tháng 1 năm nay, tăng gấp 15 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tại Việt Nam, theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm 2024 đến nay cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, số mắc tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Những dấu hiệu cảnh báo ho gà cho trẻ em

Ho gà gây ra một loạt cơn ho, thậm chí cơn ho co giật khiến người bệnh khó thở. - Ảnh: Baby Centre.

Ho gà gây ra một loạt cơn ho, thậm chí cơn ho co giật khiến người bệnh khó thở. - Ảnh: Baby Centre.

Bệnh ho gà có thể trông rất giống cảm lạnh, gây sổ mũi và ho. Nhưng ở trẻ em, tình trạng nhiễm trùng có thể nghiêm trọng hơn nhiều. Ho gà làm viêm ống phế quản hoặc đường hô hấp của trẻ nhỏ, gây khó thở. Biến chứng phổ biến nhất của nhiễm trùng là viêm phổi, có thể gây tử vong. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), đã có 307 trường hợp tử vong do bệnh ho gà ở Mỹ được báo cáo từ năm 2000 đến năm 2017. Trong số đó, gần 85% là trẻ dưới 2 tháng tuổi. 

Bác sĩ Thomas Murray, giáo sư về bệnh truyền nhiễm nhi khoa tại Trường Y Yale, cho rằng điều đầu tiên các bậc cha mẹ nên lưu ý là những cuộc thăm hỏi của người đang ốm. “Đối với bản thân trẻ, bất kỳ cơn sốt nào trên 38 độ C đều là điều đáng lưu tâm”, ông nhấn mạnh. Vị bác sĩ nói nếu môi của em bé chuyển sang màu xanh hoặc có vẻ không thở như bình thường thì đó là điều cần phải lo ngại, đặc biệt nếu chúng ở gần người đang bị bệnh.

Tại Việt Nam, theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia (TCMR), lịch tiêm vaccine phối hợp có chứa thành phần ho gà cho trẻ gồm 4 mũi cơ bản tại các thời điểm:

– Mũi 1: Khi trẻ 2 tháng tuổi

– Mũi 3: Khi trẻ 3 tháng tuổi

– Mũi 3: Khi trẻ 4 tháng tuổi

– Mũi 4 (mũi nhắc lại): Khi trẻ 18 tháng tuổi

Thanh thiếu niên và người lớn có thể cần tiêm nhắc lại

Ngoài việc tiêm vaccine theo chương trình TCMR, thanh thiếu niên và người lớn cần tiêm nhắc lại vaccine 3 trong 1 Tdap phòng ho gà – bạch hầu – uốn ván. Loại vaccine dịch vụ này có lịch tiêm chủng dành cho thanh thiếu niên từ 7 đến 18 tuổi như sau:

a. Đối với người đã tiêm đủ 4 mũi của vaccine 3 trong 1, 4 trong 1, 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 phòng ho gà: Tiêm 1 mũi Tdap cách mũi vaccine phối hợp có chứa thành phần ho gà trước đó tối thiểu là 5 năm. Sau đó tiêm liều nhắc tiếp theo khoảng cách tối thiểu 10 năm so với liều tiêm trước.

b. Đối với người chưa từng tiêm vaccine phối hợp có chứa thành phần ho gà:

– Mũi 1: lần đầu tiên tiêm

– Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng

– Mũi 3: Cách mũi 2 tối thiểu 6 tháng

Sau đó tiêm liều nhắc tiếp theo khoảng cách tối thiểu 10 năm so với liều tiêm trước.

Vì thành phần ho gà vô bào được đánh giá là có phản ứng sau tiêm ít hơn nên các bậc phụ huynh có khuynh hướng chọn vaccine Tdap để tiêm phòng cho trẻ từ 4 tuổi trở lên.

Vì thành phần ho gà vô bào được đánh giá là có phản ứng sau tiêm ít hơn nên các bậc phụ huynh có khuynh hướng chọn vaccine Tdap để tiêm phòng cho trẻ từ 4 tuổi trở lên.

Ông Jasmine Reed, người phát ngôn CDC Mỹ, cho biết: “Điều quan trọng là tất cả người trưởng thành đều phải được tiêm một liều Tdap. Sau đó, họ nên tiêm vaccine Tdap 10 năm một lần”. Ông cũng lưu ý rằng tác dụng của tiêm vaccine sẽ giảm dần theo thời gian.

Việc tiêm chủng cho người lớn sẽ bảo vệ trẻ em khỏi ho gà và làm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng nếu người được tiêm chủng mắc bệnh. Mặc dù ho gà có thể nguy hiểm đối với người lớn tuổi nhưng mối lo ngại hàng đầu là người lớn truyền vi khuẩn sang trẻ em chưa được tiêm chủng. Bác sĩ William Schaffner, giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y thuộc Đại học Vanderbilt (Mỹ), lưu ý rằng bất kỳ ai đến thăm trẻ nhỏ đều phải được tiêm vaccine Tdap gần đây để tạo ra một lớp màng bảo vệ xung quanh em bé.

Ở Việt Nam, người lớn từ 18 tuổi trở lên được khuyến nghị tiêm vaccine Tdap theo lịch như sau:

a. Với người đã hoàn tất các mũi cơ bản ho gà – bạch hầu – uốn ván: Tiêm 1 mũi vaccine Tdap. Sau đó tiêm liều nhắc tiếp theo khoảng cách tối thiểu 10 năm so với liều tiêm trước.

​b. Với người từng tiêm vaccine chứa thành phần ho gà – bạch hầu – uốn ván hoặc chưa hoàn tất lịch tiêm hoặc không rõ tình trạng đã tiêm ngừa hay chưa:

– Mũi 1: lần đầu tiên tiêm.

– Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng

– Mũi 3: Cách mũi 2 tối thiểu 6 tháng

Sau đó tiêm liều nhắc tiếp theo khoảng cách tối thiểu 10 năm so với liều tiêm trước.

Trường Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo các bà mẹ mang thai nên chủng ngừa Tdap trong ba tháng cuối thai kỳ. Mục tiêu là truyền kháng thể chống lại ho gà từ mẹ sang thai nhi trong tử cung nhằm bảo vệ trẻ sơ sinh trước khi chúng được tiêm vaccine. Điều này ngăn ngừa khoảng 78% trường hợp mắc ho gà và 90% trường hợp nhập viện do ho gà ở trẻ dưới 2 tháng tuổi.

Mũi tiêm Tdap vaccine trong ba tháng cuối thai kỳ sẽ cung cấp một lượng kháng thể thụ động cao cho thai nhi trước khi chúng chào đời. Đây là biện pháp bảo vệ hiệu quả trong giai đoạn sơ sinh, giúp tăng cường khả năng chống lại bệnh và giảm nguy cơ mắc các biến chứng bệnh nghiêm trọng cho em bé, đặc biệt là trong 3 tháng đầu đời. 

Vaccine Tdap được xem là an toàn cho phụ nữ mang thai và em bé, không gây nhiễm bệnh hay các biến chứng thai kỳ. Cho đến nay, không có báo cáo về các phản ứng nghiêm trọng nào ở thai phụ sau khi tiêm vaccine trong vòng một tháng và đến khi sinh.

phụ nữ được khuyến nghị tiêm Tdap nhắc lại sau mỗi lần mang thai.

Phụ nữ được khuyến nghị tiêm Tdap nhắc lại sau mỗi lần mang thai.

Vi khuẩn ho gà có biến đổi không?

Vào năm 2019, các nhà nghiên cứu tại CDC Mỹ đã phát hiện ra vi khuẩn Bordetella pertussis gây bệnh ho gà đã thay đổi theo thời gian. Điều này có thể khiến khả năng bảo vệ của các loại vaccine hiện tại kém hơn trước đây.

Bác sĩ Schaffner cho biết vaccine phòng chống ho gà mang lại khả năng bảo vệ đáng kể và hiện vẫn là phương pháp ngăn ngừa tốt nhất. “Không giống như bệnh cúm, nó đột biến rất chậm và các chủng này có mối liên quan chặt chẽ với nhau nên vaccine vẫn phát huy tác dụng”, ông nói.

Trong khi đó, virus cúm, cũng như virus Corona, biến đổi nhanh chóng. Đó là lý do tại sao vaccine cho những bệnh đó cần phải được cập nhật hàng năm. Trong khi đó, vaccine DTaP và Tdap không được điều chế lại.

Cha mẹ có em bé mới sinh nên biết những cách tốt nhất để bảo vệ con mình. Bác sĩ Schaffner nói: "Cần đảm bảo rằng những người mang thai, trẻ em được tiêm chủng đúng lịch và những đối tượng còn lại tiêm vaccine Tdap 10 năm một lần.”

 

 

Trang Hương (Theo NBC News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ