Sốc với thực trạng quản lý rau củ quả Trung Quốc nhập khẩu

Thu giữ hơn 12.000 thiết bị nha khoa Trung Quốc giả

Gỗ dán Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Trung Quốc cấm các bệnh viện công tự ý mở rộng

Thu hồi giày búp bê Trung Quốc có thể gây dị ứng

Trung Quốc: 50% số Nescafe trên thị trường là giả

Câu chuyện về các mẫu trái cây Trung Quốc được đem đi kiểm nghiệm nhưng chưa có kết quả sau tới 3-4 năm trời được ông Lý Kim Soi, Giám đốc Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế Lạng Sơn tiết lộ trong buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến với UBND tỉnh Lạng Sơn diễn ra vào tuần trước.

Như “đồng cảm” với cái khó của ông Giám đốc Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế Lạng Sơn, PGS.TS Phạm Xuân Đà, Viện trưởng Viện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia cũng chia sẻ câu chuyện về quả lê Trung Quốc mà ông đã mua, để ở phòng làm việc đến nay 5 tháng cũng chưa hỏng.

 

Hoa quả Trung Quốc có mặt ở hầu hết quầy hoa quả

Vị Viện trưởng Viện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc giathật thà thừa nhận, “để kiểm nghiệm ra họ dùng chất gì để bảo quản sản phẩm vài tháng vẫn tươi mới là điều rất khó khăn” và rằng “hiện trên thị trường có khoảng 2.000 loại chất bảo quản nhưng Viện mới chỉ kiểm nghiệm được 600 loại. Đáng nói là có nhiều hóa chất lạ rất khó phát hiện, thậm chí không tìm thấy trong quá trình kiểm nghiệm. Nhiều chất không định danh được thì rất KHÓ để giám sát”.

Và vì KHÓ nên từ đầu năm đến nay, đã có gần 240.000 tấn rau, củ quả được nhập qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơm, với 21 mặt hàng như: bưởi, cà chua, dưa hấu, dưa vàng, khai môn, lê, mận, nấm, nho, rau xanh các loại, quýt, táo... Như vậy, trung bình mỗi ngày có trên 100 xe tải chở trái cây từ Trung Quốc vào Việt Nam qua cửa khẩu này với tổng sản lượng trung bình khoảng trên 1.000 tấn/ngày. 

Và dù còn có nhiều nghi vấn về độ an toàn của số rau, củ quả này thì chúng vẫn được nhập về Việt Nam và tất nhiên là đến tay người dân – người tiêu dùng để trở thành mối đe dọa lớn về sức khỏe đối với cộng đồng.

 

Và chiếm số lượng áp đảo so với các loại hoa quả khác

Theo một kiểm tra mới đây của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) TP.HCM tại 3 chợ đầu mối Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Điền, lượng hoa quả TQ chiếm tới 90%, chủ yếu là quýt, lê, táo... Qua lấy mẫu kiểm tra, trung bình từ 5 – 10 mẫu/đêm tại các chợ, lực lượng này phát hiện nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu trên hoa quả TQ với số lượng khoảng 30%, còn trái cây có nguồn gốc từ các nước khác gần như không có dư lượng thuốc BVTV.

Con số 30% kể trên còn là khiêm tốn bởi theo thừa nhận của bà Nguyễn Thị Lệ Thoa, Trưởng phòng Quản lý an toàn thực phẩm Chi cục Bảo vệ thực vật TP.HCM, từ các cửa khẩu phía Bắc vận chuyển vào TP.HCM mất khoảng bảy ngày. Trong thời gian này rau vẫn còn hoạt động sinh hóa nên trong quá trình sinh hóa sẽ phân hủy các hoạt chất, khiến nhiều hoạt chất bị tụt giảm mạnh nên khi vào TP.HCM khó phát hiện hơn. Vì vậy, có thể khẳng định đối với hàng rau củ quả Trung Quốc ở phía Nam an toàn hơn phía Bắc nhờ thời gian vận chuyển lâu hơn.

 

Người tiêu dùng khó lòng biết hoa quả nào là "độc hại"?

Còn với những chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp trong đó có Tiến sĩ Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn, nguyên Cục phó Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, con số 30% đặc biệt nghiêm trọng bởi thời gian thuốc trừ sâu tồn tại trong trái cây chỉ khoảng 5 - 7 ngày. Vậy mà không hiểu vì sao, trái cây Trung Quốc mất khoảng 7 ngày để vào đến TP.HCM mà vẫn còn gần 1/3 số hoa quả được kiểm định tồn tại dư lượng thuốc vượt ngưỡng cho phép?

Và đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng. Vẫn còn đó những chất bảo vệ thực vật chưa được đưa vào danh mục kiểm nghiệm; còn đó 1400 chất bảo quản đã được cơ quan quản lý nhận biết có mặt trên thị trường (nhưng chưa có cách nào kiểm tra) và hàng trăm chất bảo quản chưa được biết đến khác bị “lọt” qua khâu kiểm tra của các cơ quan chức năng.

 

Quả lê 5 tháng để trong điều kiện bình thường mà không hỏng, chỉ hơi héo đi!

3-4 năm trước nhiều mẫu trái cây Trung Quốc kiểm nghiệm nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả!

 

Cơ quan chức năng vẫn khó trong việc giải quyết các thực trạng ấy!

 

KHÔNG BIẾTbao giờ mới hết khó?

 

nhattd
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cộng đồng lên tiếng