Stress mạn tính - Mệt toàn thân!

Căng thẳng dai dẳng sẽ gây ra những hệ lụy cho cơ thể từ trên xuống dưới.

5 thực phẩm chống lại stress trong mùa đông

Nghệ thuật bình tâm từ củ nghệ

6 mẹo nhỏ giúp giảm stress nhanh chóng

Giảm stress bằng xoa bóp bấm huyệt

Khi gặp phải tình trạng căng thẳng mạn tính, cơ thể tiết ra cortisol nhiều hơn lúc bình thường và đây chính là thủ phạm mà theo thời gian sẽ tàn phá cơ thể, đồng thời, dẫn đến những phản ứng tiêu cực của tâm sinh lý.

Nhan sắc tàn phai
  Ảnh hưởng đầu tiên chính là nhan sắc của bạn, bao gồm các ảnh hưởng đến làn da và mái tóc. Các hormone stress được coi là thủ phạm gây nên "cơn ác mộng" cho làn da. Mức độ cao của cortisol trong cơ thể làm tăng lượng dầu ở da tiết ra và có thể dẫn đến mụn trứng cá. Stress mạn tính còn khiến khả năng tự phục hồi của da kém đi, gây nên các hiện tượng nếp nhăn, sạm, nám, và khó lành các vết thương. Các kích thích tố căng thẳng còn phá vỡ lớp bảo vệ da và làm cạn kiệt độ ẩm của da. Tình trạng căng thẳng mạn tính còn gây nên hiện tượng rụng tóc không rõ nguyên nhân, cùng với đó là hiện tượng tóc khô, dễ gẫy, mất độ bó mượt thông thường.
Stress mạn tính cũng được coi là một nguyên nhân của béo phì do việc căng thẳng cực độ khiến quá trình tiết cortisol nhiều gây ra sự mất cân bằng lượng đường trong máu. Thay vì cho phép insulin chuyển đường vào các tế bào, đường không được hấp thụ và lưu trữ thành chất béo. Trong thời gian căng thẳng rất nhiều người có xu hướng tìm đến thức ăn ngọt vì cho rằng nó giúp làm tinh thần thoải mái, nhưng điều này cực kỳ nguy hiểm vì có thể gây tăng cân không kiểm soát được.
Ảnh hưởng sức khỏe
Hệ tiêu hóa là nơi hứng chịu những ảnh hưởng rõ rệt nhất của tình trạng stress mạn tính. Bệnh đau dạ dày có liên quan mật thiết đến tình trạng stress do dạ dày tương tác với hệ thống thần kinh và khi cơ thể căng thẳng, nó có thể làm gián đoạn hoặc cản trở quá trình tiêu hóa, dẫn đến những cơn đau. Rối loạn chức năng dạ dày do stress còn bao gồm những triệu chứng như táo bón hoặc hội chứng ruột bị kích thích.
Stress có thể gây tử vong ngay lập tức với người mắc các chứng bệnh tim mạch (do sốc nặng). Một nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa mức độ cao của cortisol và tử vong vì bệnh tim mạch, ngay cả ở những người không có bệnh tim mạch từ trước. Ngoài ra, tình trạng stress mạn tính thì làm giảm lượng máu chảy đến tim, gây bất thường nhịp tim và làm tăng hiện tượng đông máu - yếu tố góp phần vào bệnh tim mạch. 
Với hệ thần kinh, các nghiên cứu cũng cho thấy khi bị căng thẳng tấn công, não xảy ra những thay đổi đáng kể. Hình ảnh quét não phát hiện căng thẳng ức chế một phần nhỏ của não gây ra phản ứng tiêu cực. Một phần của não trong vùng hippocampus (chịu trách nhiệm tăng cường cảm xúc) bị suy yếu khiến nhận thức bị hệ lụy. Đây có thể là lý do giải thích tại sao những người thông minh đột nhiên làm những điều ngớ ngẩn khi bị căng thẳng.
 
Cách duy nhất để kiểm soát nồng độ cortisol là cần phải quản lý căng thẳng bằng cách tập thể dục 20-30 phút mỗi ngày. Hoạt động thể chất chẳng hạn như đi bộ, chạy, yoga… là biện pháp hữu hiệu giúp hạ thấp nồng độ cortisol, đồng thời thúc đẩy khả năng sản xuất hormone hạnh phúc endorphins. Ngoài ra, hít thở sâu cũng là một cách tuyệt vời để thư giãn và chống lại các tác động của stress. Ngủ đủ giấc cũng góp phần làm giảm mức độ căng thẳng.
Trúc Lam
  • Tags
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp