Sự thực về 4 loại thực phẩm trong chế độ ăn chống ung thư

Cuốn sách The Anticancer Diet - Chế độ dinh dưỡng chống lại ung thư - trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế giới ngay khi xuất bản

Ăn thịt đỏ mỗi ngày, tăng nguy cơ suy thận

Top 12 rau củ quả nhiều thuốc trừ sâu nhất 2016

Món canh ngon giúp quý ông tràn trề sinh lực

Cách làm món thịt gà om rau củ Chikuzenni mang lại may mắn cho năm mới

Trong khi cụm từ ung thư trở thành mối đe dọa toàn cầu thì rất nhiều nhà khoa học lên tiếng khẳng định rằng: Chế độ dinh dưỡng là một trong những phương pháp để giảm nguy cơ ung thư. Đó là lý do cuốn sách "The Anticancer Diet" - Chế độ dinh dưỡng chống lại ung thư, do TS. David Khayat, một bác sỹ chuyên khoa Pháp và các cựu lãnh đạo của Viện Ung thư Quốc gia ở Pháp, phát hành năm ngoái, đã cực kỳ thu hút người đọc. Một cuốn sách dễ đọc, cung cấp các thông tin chi tiết về các loại thực phẩm chống ung thư mà mỗi người, mỗi gia đình nên trữ trong tủ bếp nhà mình. Cuốn sách cũng cung cấp một số lời khuyên và sửa một số quan niệm sai lầm phổ biến về nguy cơ ung thư và thực phẩm.
Hãy cùng Health+ xem xét ngắn gọn về những lời khuyên này.
Một số loại cá có chứa kim loại nặng do ô nhiễm môi trường
Thủy sản - không hẳn là thực phẩm lành mạnh
Thủy sản là một trong những thực phẩm lành mạnh, bạn có thể thường xuyên ăn. Cá, thủy hải sản chứa đầy đủ các protein và khoáng chất hay còn được gọi là "chất béo tốt" như omega-3 và omega-6, và ít calo hơn các loại thịt khác.
Thật không may, như Khayat chỉ ra, phần lớn các loại cá lại chứa một lượng nhỏ thủy ngân, chì và các chất ô nhiễm khác được biết là gây ung thư. Hiệp hội Mang thai Mỹ khuyên phụ nữ mang thai không nên ăn một số loài cá bởi chúng dễ bị nhiễm thủy ngân. Trong khi đó, mức độ tiêu chuẩn của một người dân tiêu thụ cá đẻ ngăn ngừa ung thư không được khẳng định. Và Khayat, trong cuốn sách của mình, đã sử dụng cá như một minh họa rằng, việc xác định một loại thực phẩm là tốt hay xấu không phải là một cách tiếp cận thông minh - một điểm mà ông nhiều lần trở lại trong suốt cuốn sách.
Cơ thể con người là một thể vô cùng phức tạp, ung thư cũng vậy và thực phẩm chúng ta ăn vào cũng thế. Các loại thực phẩm chúc ta ăn có thể cung cấp cho chúng ta những giá trị dinh dưỡng vô cùng phức tạp và khó có thể phân định rạch ròi.
Chế biến thịt đỏ đúng cách sẽ giúp bạn có bữa ăn ngon và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mình và gia đình
Thịt bò - Không phải là thực phẩm không lành mạnh
Cũng giống như cá, nếu nói thịt đỏ hay thịt bò là không hẳn là thực phẩm không lành mạnh và là nguyên nhân gây ung thư như nhiều tờ báo, tạp chí hay một số chế độ ăn kiêng đã khẳng định.
Xem xét lại nhiều nghiên cứu đã khẳng định: Ăn nhiều thịt đỏ, thịt bò làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư như ruột kết, tuyến tiền liệt thì Khayat nhận thấy rằng, các bằng chứng được đưa ra trong những nghiên cứu này chưa thực đầy đủ. Như Khayat ghi nhận, có một số nhầm lẫn này có thể bắt nguồn từ cách người dân trên thế giới ăn thịt bò. Ví dụ, thịt bò Mỹ béo hơn và cung cấp nhiều calo hơn thịt bò của bác chẳng hạn. Và cách ăn của người Pháp cũng có xu hướng tiết kiện hơn so với người Mỹ. Cách mấu thịt đỏ cũng thay đổi nguy cơ ung thư. Ví dụ, người Mỹ tự làm tăng nguy cơ mắc ung thư của mình bởi họ thích ăn thịt bò theo kiểu nướng. Đã có không ít nghiên cứu đã chứng minh được rằng, nướng đồ ăn sẽ làm tăng nguy cơ ung thư của thực phẩm. 
Nhưng thịt bò không gây nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta. Khayat kết luận rằng, chừng nào chúng ta xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, với lượng thịt đỏ vừa phải, chuẩn bị và chế biến với nhiều mức độ, thì thịt đỏ có thể là một phần của một chế độ ăn uống cân bằng. Gà cũng là một nguồn thịt tuyệt vời và không có nguy cơ ung thư.
Dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần làm tăng nguy cơ ung thư
Dầu hay chất béo có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư?
Trong cuốn sách của mình, Khayat cũng chi tiết một thực tế của dầu béo: Không có bằng chứng mạnh mẽ rằng bất kỳ loại đặc biệt, cho dù từ cá hoặc rau, đáng chú ý có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Trong một số trường hợp, như với gia đình omega dầu thường có nguồn gốc từ cá, các loại dầu được chia thành các thành phần yếu hơn trước khi chúng có thể có bất kỳ tác dụng tích cực sâu sắc trên cơ thể, mà có thể giải thích các nghiên cứu gần đây cho thấy một nguy cơ gia tăng của omega-3 chất béo đến ung thư tuyến tiền liệt. Trong trường hợp khác, người vô tình biến dầu ăn mà họ đang sử dụng thành các tác nhân gây ung thư do nấu nướng ở nhiệt độ cao và tái sử dụng dầu ăn nhiều lần.
Chất béo là một phần quan trọng của chế độ ăn uống và không nên bỏ qua. Và vẫn còn có vô số lợi ích sức khỏe đến từ chất béo không bão hòa đa, như cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể để cung cấp các chất dinh dưỡng như vitamin E một cách phù hợp nhất.
Rau củ có màu sắc đậm chứa nhiều chất chống ung thư
Trái cây và rau củ các màu
Trái cây và rau quả vẫn nằm trong danh sách những thực phẩm lành mạnh và biện pháp chủ động để phòng ngừa ung thư. Nhưng có sự khác biệt rõ rệt giữa các loại trái cây, rau củ và màu sắc của chúng cũng như tác động của chúng đến việc phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm rằng.
Trong cuốn sách, Khayat đã chỉ ra rằng, rất nhiều các phân tử chống ung thư được tìm thấy trong những thực phẩm này có thể được xác định bởi các sắc tố màu. Chúng bao gồm các loại rau và trái cây màu đỏ như cà chua, có chứa các chất chống oxy hóa lycopene, phenol màu tím và anthocyanins tìm thấy trong nho và quả việt quất có thể bảo vệ chúng ta khỏi ruột kết và ung thư gan, và chất chống oxy hóa khác được gọi là allicin có thể được tìm thấy trong các loại rau màu trắng như tỏi và hành tây.
Cách chuẩn bị và ăn những thực phẩm này cũng có thể ảnh hưởng đến lợi ích sức khỏe. Ví dụ, tỏi có thể bóc vỏ và nghiền nát trước khi nấu chín cho allicin được sử dụng và hấp thu đúng cách. Trong khi đó, cà chua sống lại chứa nhiều lycopene hơn. Hóa chất, chẳng hạn như thuốc trừ sâu, có thể bị tụt hậu trên trái cây chưa rửa và các loại rau đó là lý do tại sao cần rửa kỹ lưỡng trước khi sử dụng.
Nhìn chung, trong cuốn sách của mình, Khayat đã vô cùng cẩn thận lưu ý nhiều lần với độc giả rằng: Có rất nhiều nguy cơ gây ung thư cho chúng con người và chế độ ăn chỉ chiếm khoảng 20%, nếu một người không đặt mình vào quá nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Và chế độ ăn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chăm sóc và phòng ngừa với căn bệnh nguy hiểm này. 
 Lựa chọn một chế độ ăn uống đa dạng là những phương pháp quan trọng để duy trì sức khỏe và phòng ngừa ung thư.
PV (Theo Mediacaldaily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng