Sức khỏe đường ruột với sự phát triển tổng thể ở trẻ

Làm sao để trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh?

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón?

Những lưu ý để con bạn không bị táo bón

6 nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em

Những đồ ăn cần tránh khi bé bị táo bón

Cha mẹ thường đầu tư rất nhiều tiền của để đảm bảo con cái của mình khỏe mạnh và hạnh phúc. Song, không phải ai cũng nắm được tầm quan trọng của đường ruột với sức khỏe tổng thể của trẻ.

Các vi khuẩn đường ruột như vi khuẩn và nấm men lành mạnh trong đường tiêu hóa giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nếu lượng vi khuẩn đường ruột không được cân bằng có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu và loại bỏ độc tố, từ đó dẫn đến chứng táo bón.

Duy trì hệ miễn dịch

Thực tế, có đến 70% hệ miễn dịch nằm trong đường tiêu hóa. Do đó, khi sức khỏe hệ tiêu hóa bị tổn thương, hệ miễn dịch yếu hơn, khiến cơ thể dễ bị ốm hơn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các chế phẩm sinh học probiotics có thể thúc đẩy sức khỏe đường ruột cũng như giảm nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ em. Probiotics cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của một số bệnh như bệnh viêm ruột (IBD) và viêm da dị ứng.

Hỗ trợ việc học tập và phát triển

Đường ruột kém gây ra những triệu chứng như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, táo bón… Khi gặp phải những triệu chứng này, trẻ sẽ trở nên khó tập trung hơn, khả năng học tập và sức khỏe thể chất kém hơn. Chế độ dinh dưỡng thích hợp giúp tăng cường sức khỏe đường ruột ở trẻ, từ đó có tác động tích cực đến khả năng học tập và phát triển của trẻ.

Chức năng não bộ khỏe mạnh giúp cải thiện tâm trạng và nhận thức

Ngoài ra, có thể cho trẻ sử dụng thêm sản phẩm chứa chất trợ sinh miễn dịch ImmuneGamma, cao dền gai, cao đơn kim, cao huyền sâm… Sản phẩm giúp trị tận gốc chứng táo bón ở trẻ, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.

Theo Trung tâm Phòng chống và Ngăn ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) có thể tác động đến 11% trẻ từ 4 – 17 tuổi. Liệu pháp dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe tổng thể có tác động lớn đến những trẻ bị ADHD. Trẻ em mắc bệnh đã có những cải thiện đáng kể và giảm các triệu chứng sau khi được áp dụng các biện pháp chữa bệnh làm tăng lượng vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột.

Để phục hồi, cân bằng và cải thiện sức khỏe đường ruột, giúp trẻ tránh xa táo bón, bạn nên cho trẻ ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước và khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động thể chất, tăng cường vận động…

Hoài Thương H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ