Những lưu ý để con bạn không bị táo bón

Táo bón là tình trạng khá thường gặp ở trẻ, thường thấy do chế độ ăn chưa hợp lý

Dấu hiệu nhận biết con bị rối loạn tiêu hóa

Khắc phục rối loạn tiêu hóa cho trẻ như thế nào?

Dấu hiệu nào để biết con bị táo bón?

Những mẹo đơn giản giúp trẻ hết biếng ăn

Táo bón là tình trạng khá thường gặp ở trẻ, thường thấy do chế độ ăn chưa hợp lý hay do bé nhịn đi ngoài. Táo bón trong 1-2 ngày không nguy hiểm, nhưng nếu diễn ra trong nhiều ngày hơn, sẽ khiến trẻ chậm lớn, biếng ăn, còi cọc, suy dinh dưỡng, còi xương…nặng hơn có thể bị tắc ruột, nhiễm độc mãn tính…

Trẻ được coi là bị táo bón nếu:

-          Đại tiện dưới 2 lần mỗi ngày đối với trẻ sơ sinh

-          Đại tiện dưới 3 lần mỗi tuần với trẻ đang bú mẹ

-          Dưới 2 lần một tuần với trẻ lớn.

Đi kèm theo đó là cảm giác đau, rát mỗi khi bé đi cầu.

Để giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ em, các mẹ cần chú ý:

1. Cung cấp các loại thực phẩm nhiều chất xơ

Các chất xơ được khuyến cáo thường bao gồm trái cây, rau, đậu và ngũ cốc nguyên hạt vào khẩu phần ăn của trẻ. Mức tiêu thụ chất xơ trong chế độ ăn của trẻ là 14 gram đến 20 gram cho mỗi bữa ăn. Nếu bữa ăn của trẻ vốn không sử dụng nhiều chất xơ, hãy bắt đầu từ từ, chỉ thêm vài gram chất xơ mỗi ngày trong vài tuần để giảm lượng khí và đầy hơi có thể xảy ra.

2. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước

Nước, nước hoa quả và các chất lỏng khác như cháo, súp… sẽ giúp phân của trẻ mềm hơn khiến việc đi đại tiện của con trở nên dễ dàng hơn. Mức nước uống hàng ngày phù hợp với độ tuổi của trẻ. Uống nhiều hại thận, uống ít không đủ nước cung cấp cho cơ thể.

3. Tăng cường vận động

Vận động thường xuyên giúp kích thích chức năng tiêu hóa. Đối với bé lớn, mẹ có thể cho bé chạy nhảy vào ban ngày; đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên xoa bụng cho bé hoặc dùng tay để vận động chân của bé.

4. Tạo thói quen đi vệ sinh

Mẹ nên khuyến khích con đi vệ sinh từ  5 đến 10 phút trong vòng 30 phút sau mỗi bữa ăn. Thực hiện các thói quen đi vệ sinh hàng ngày. Nếu cần thiết hãy sắm bệ ngồi cho trẻ để con cảm thấy thoải mái nhất.

Việc nhắc nhở con đi vệ sinh cũng như chú ý đến các nhu cầu của cơ thể cũng rất quan trọng, bởi rất nhiều trẻ do mải chơi, hoặc sợ phải đi vệ sinh nên chúng cố tình quên đi những tín hiệu cần giải quyết của cơ thể. Nếu tình trạng chậm trễ như vậy xảy ra thường xuyên, sẽ góp phần dẫn đến tình trạng táo bón của trẻ.

5. Bổ sung lợi khuẩn gồm hệ men vi sinh thiên nhiên (Probiotic) và hệ chất xơ thực phẩm (Prebiotic)

Các lợi khuẩn này có nhiều trong sữa chua và men vi sinh. Không những có tác dụng giúp bé hết táo bón, đồng thời kích thích bé ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu dưỡng chất và tăng cường hệ miễn dịch, cho bé một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng trưởng tốt cũng như phòng tránh còi xương, suy dinh dưỡng. Lợi khuẩn này sẽ càng phát huy tốt hơn nếu được sản xuất với công nghệ bao kép Lab2Pro tối đa hiệu quả của lợi khuẩn!

Truy cập “bekhoemevui.vn” hoặc gọi 1900 1259 – 0439 960 886 để được ThS.BS Lê Thị Hải và các chuyên gia tư vấn về chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Phương Minh H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ