- Chuyên đề:
- Táo bón ở trẻ em
Chứng táo bón ở trẻ em có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau
Những đồ ăn cần tránh khi bé bị táo bón
Bé sụt cân liên tục phải làm sao?
Dấu hiệu nào để biết con bị táo bón?
Trẻ 3 tuổi bị táo bón phải làm sao?
1. Thói quen ăn uống
Yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu trẻ không ăn đủ lượng thức ăn đáp ứng nhu cầu hoạt động của cơ thể hàng ngày, trẻ sẽ khó đi ngoài hơn. Mất nước hoặc thiếu nước trong cơ thể cũng có thể gây ra chứng táo bón vô căn. Những thay đổi trong chế độ ăn uống cũng có thể gây ra chứng táo bón, do cơ thể trẻ nhỏ phải tiến hành điều chỉnh khi ăn những loại thực phẩm mới. Những trẻ ăn nhiều đường hoặc thực phẩm giàu đường cũng rất dễ bị táo bón. Ngoài ra, một chế độ ăn uống ít chất xơ cũng khiến cơ thể gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Chất xơ giúp làm mềm phân và giúp nhu động ruột hoạt động trơn tru hơn.
Trẻ dễ bị táo bón do chế độ dinh dưỡng không hợp lý
2. Thói quen nhịn đi ngoài
Khi trẻ nhịn đi ngoài, đại tràng có thể hấp thụ những chất lỏng dư thừa, khiến phân càng bị cứng và khó đào thải ra khỏi cơ thể. Trẻ thường hay nhịn đi ngoài vì những lý do như mải chơi, không muốn dùng nhà vệ sinh chung, sợ bẩn, sợ đau…
3. Sử dụng một số loại thuốc
Một số loại thuốc có thể để lại tác dụng phụ và gây ra táo bón, đó là thuốc kháng acid được dùng để trung hòa acid trong dạ dày (có chứa calci và nhôm); Thuốc gây mê được sử dụng để giảm đau mạnh, thuốc kháng cholinergic trong điều trị co thắt cơ đường ruột; Thuốc điều trị trầm cảm…
4. Rối loạn tiêu hóa chức năng
Rối loạn tiêu hóa xảy ra do đường tiêu hóa bị thay đổi cách thức hoạt động. Kết quả là, đại tràng hoặc cơ hậu môn đào thải phân chậm, dễ dẫn đến chứng táo bón. Bệnh cũng dễ phát triển khi: Trẻ sơ sinh chuyển từ bú mẹ sang ăn dặm; Trẻ bắt đầu đi học và không được khuyến khích sử dụng nhà vệ sinh chung. Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn tiêu hóa chức năng có thể gây táo bón ở trẻ em.
5. Yếu tố tâm lý
Căng thẳng và sợ hãi dễ gây chứng táo bón ở trẻ em. Đôi khi, những thay đổi trong môi trường xung quanh, thói quen hàng ngày, hoàn cảnh gia đình (cha mẹ ly hôn, sự qua đời của một người trong gia đình…) có thể dẫn đến căng thẳng, rối loạn cảm xúc. Giảm căng thẳng ở trẻ có thể giúp giảm chứng táo bón hiệu quả.
6. Những rối loạn khác
Một số căn bệnh như: Bệnh chuyển hóa, xơ nang, dị tật trực tràng hoặc hậu môn, bất thường ở tủy sống, bệnh celiac, bệnh đái tháo đường, ngộ độc chì, suy giáp, bệnh Hirschsprung… cũng có thể gây ra chứng táo bón ở trẻ em, song những trường hợp này rất hiếm gặp.
Hoài Thương H+ (Theo Momjunction.com)
Bình luận của bạn