Cách sống chung với bệnh ra mồ hôi tay, chân

Bệnh ra mồ hôi chân tay ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh

Đổ mồ hôi nhiều là bệnh gì?

Đổ mồ hôi nách nhiều, có thể chữa dứt điểm không?

Hormone giúp giảm cân không đổ mồ hôi

Điều cần biết về chứng đổ mồ hôi đêm

Khổ vì tay chân chảy nước

Là nhiếp ảnh gia tự do hơn 5 năm nhưng anh Nguyễn Văn Trọng ( Đống Đa, Hà Nội) đã nhiều phen dở khóc dở cười vì đôi tay lúc nào cũng ướt bởi mồ hôi. Vì bàn tay ướt đẫm mồ hôi mà anh Trọng rất khó khăn khi tác nghiệp với máy ảnh. Anh thường xuyên phải sử dụng găng tay hoặc dùng máy ảnh có lớp da bọc ở bên ngoài cho đỡ trơn trượt. 

Bệnh ra mồ hôi lòng bàn tay, chân có yếu tố di truyền, trong gia đình có họ hàng bị mắc bệnh này thì khả năng con cháu đời sau bị bệnh sẽ cao hơn.

Anh Trọng chia sẻ: “Tay đổ mồ hôi rất khó chịu, nhất là lúc thay đổi thời tiết. Khổ nhất là mùa hè vì lúc nào chân tay cũng đầm đìa nước. Tôi đành phải khắc phục tình trạng này bằng cách mang theo bên mình một chiếc khăn. Lúc nào tay ướt thì lại lấy khăn ra lau”.

Cùng chung cảnh ngộ với anh Trọng là anh Nguyễn Văn Minh (Hoàng Mai – Hà Nội). Anh Minh bị ra mồ hôi tay và mồ hôi chân từ ngày bé. Vì vậy mỗi lần cầm tay người yêu anh luôn thấy ngượng ngùng. Cách đây một tháng vào dịp sinh nhật lần thứ 25 của mình anh được người yêu mua tặng một đôi giày. Háo hức với món quà, anh lấy ngay đôi giày mới ra đi ai ngờ vừa cởi giày đã thấy trong gió có mùi mồ hôi chân và người yêu anh lẳng lặng tránh ra một góc.

Theo bác sỹ Dương Đình Phúc - Chủ nhiệm Khoa Nội tâm Thần kinh, Bệnh viện Quân y 354 (Hà Nội), chia sẻ: “Ra mồ hôi tay, chân là loại bệnh về cường giao cảm thần kinh. Hiện nay, một số cơ sở điều trị bằng cách cắt hạch thần kinh giao cảm ở cổ, ngực. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn. Có trường hợp sau khi cắt hạch, lòng bàn tay, bàn chân của người bệnh đổ mồ hôi nhiều hơn trước, thậm chí không chỉ tay chân mà đầu và toàn thân cũng bị chảy nhiều mồ hôi”. 

Làm sao để bớt ra mồ hôi tay, chân?

Theo bác sỹ Dương Đình Phúc, người bị bệnh ra mồ hôi  tay chân nên chơi một số môn thể thao phù hợp như: Cầu lông, bóng bàn, chạy bộ... để điều chỉnh hài hòa hệ thần kinh thực vật trong cơ thể, khiến việc tiết mồ hôi cân bằng hơn. Ngoài ra, người mắc bệnh nên đảm bảo giấc ngủ tốt, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Người bị ra mồ hôi tay, chân nên vệ sinh tay chân bằng xà phòng diệt khuẩn và đảm bảo lau khô đôi chân trước khi mang giày. Cần mang tất làm bằng chất liệu cotton dễ thấm mồ hôi và thay tất thường xuyên nếu chân ra mồ hôi. Có thể rắc baking soda hoặc phấn rôm trẻ em vào giày để giảm tiết mồ hôi.

Để hạn chế ra mồ hôi tay, chân, bạn cũng nên hạn chế ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều iod. Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên tránh những loại rau như súp lơ, măng tây, hành tây... Bạn có thể ăn thịt nhưng loại trừ thịt bò, thịt gà tây... Ngoài ra, bạn có thể giảm tiết mồ hôi tay, chân bằng cách đun sôi 1 lít nước với 5 túi trà. Sau đó, để nguội và ngâm tay, chân trong vòng 30 phút. Chất tanin trong trà có tác dụng làm se bề mặt tay, chân.

Thùy Trang H+ 


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết