Biến chứng bàn chân là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường không được kiểm soát tốt đường huyết
Không kiểm soát đường huyết, biến chứng ắt đến…
Theo ThS. Nguyễn Huy Cường – chuyên gia nội tiết, đái tháo đường, đa phần bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng là do không kiểm soát tốt đường huyết. Các biến chứng thường diễn tiến âm thầm, khiến người bệnh không để ý, khó phát hiện.
Theo ThS. Cường, có 2 loại biến chứng: Biến chứng cấp tính và mạn tính. Trong đó, biến chứng cấp tính đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh, bao gồm: Hạ đường huyết, nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu, tăng acid lactic. Biến chứng mạn tính gồm 2 loại: Biến chứng mạch máu nhỏ và biến chứng mạch máu lớn.
Nên đọc
Biến chứng mạch máu nhỏ gây các tổn thương: Tại mắt (hậu quả cuối cùng có thể gây xuất huyết võng mạc, mù lòa); Tại thận gây ra suy thận (bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo); Tại chi (gây nhiễm trùng, vết thương khó lành, có thể dẫn đến hoại tử, phải cắt cụt chi); Thần kinh (khi mạch máu bị tắc nghẽn, bị hẹp đi không đủ sức nuôi dưỡng làm cho các thần kinh bị kém dẫn truyền, người bệnh cảm thấy tê bì, yếu cơ…).
Với các tổn thương ở mạch máu lớn, người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong như: Tắc động mạch tim, nhồi máu cơ tim; Đột quỵ…
HbA1c – Chỉ số “vàng” đánh giá mức độ biến chứng
Để kiểm soát được bệnh cần đạt được 2 mục tiêu quan trọng: Ổn định đường huyết một cách lâu dài và phòng ngừa được các biến chứng. Hiện nay, các chuyên gia y tế coi chỉ số HbA1c là chỉ số vàng để đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết trung bình trong 3 tháng gần nhất và theo dõi các biến chứng ở bệnh nhân ĐTĐ.
HbA1c là dạng gắn kết của đường trong máu với Hemoglobin (Hb) của hồng cầu. Đời sống của hồng cầu kéo dài 120 ngày, do đó chỉ số HbA1c cho biết tình trạng đường huyết trong suốt 3 tháng gần nhất. Giá trị bình thường của HbA1c là khoảng 4 - 6% trong toàn bộ Hemoglobin của cơ thể. Khi chỉ số này tăng lên khoảng 1% có nghĩa là giá trị đường huyết của bệnh nhân tăng 30mg/dl hay 1,7mmol/l. Các nghiên cứu về biến chứng và cách kiểm soát bệnh ĐTĐ cho thấy, nếu giảm chỉ số HbA1c xuống dưới 7,2% thì giảm nguy cơ mù lòa tới 72%, suy thận giai đoạn cuối 87%, cắt cụt chân 67%.
Do đó, người bệnh cần theo dõi HbA1c, thực hiện xét nghiệm HbA1c 3 - 6 tháng một lần. Lượng đường kiểm soát tốt nhất khi chỉ số HbA1c dưới 6,5%.
Kiểm soát HbA1c bằng cách nào?
Điều trị ĐTĐ được ví như cái kiềng 3 chân, bao gồm: Chế độ dinh dưỡng, tập luyện và thuốc. Hiện nay, can thiệp bằng thuốc có rất nhiều loại: Thuốc viên, thuốc tiêm… Tuy nhiên, bệnh nhân phải dùng đúng liều theo chỉ định của bác sỹ, bởi một trong những nhược điểm của thuốc là có thể có biến chứng cấp tính hạ đường huyết. Vì thế hiện nay, nhằm giúp hỗ trợ tăng hiệu quả điều trị, người ta đang tìm về các thảo dược thiên nhiên có ít tác dụng giúp ổn định đường huyết mà không có tác dụng phụ như khổ qua (mướp đắng), dây thìa canh, linh chi, hoài sơn, sinh địa, thương truật... Những vị thuốc này có tác dụng kết hợp, cộng hưởng làm tăng tác dụng ổn định đường huyết, từ đó sẽ giúp làm giảm chỉ số HbA1c, ngăn ngừa được các biến chứng của bệnh ĐTĐ.
Thực phẩm chức năng TĐCARE - Ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu... TPCN TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Truy cập website www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để được biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất, nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn