Con chậm nói: Lời “tự thú” của mẹ!

Tỷ lệ trẻ chậm nói đang gia tăng trong những năm gần đây

Dấu hiệu phát hiện trẻ chậm nói

Vì sao con tôi chậm nói?

Làm thế nào để bé không ngậm khi ăn?

“Hãi hùng” những vụ bạo hành trẻ em năm 2014!

Giúp trẻ tự kỷ hòa nhập bằng thú nuôi

Ở những trẻ bình thường, từ 3 đến 6 tháng tuổi, trẻ đã có thể ê a được những tiếng nói đầu tiên. Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể phát hiện được những tiếng động phát ra từ những vị trí khác nhau, đồng thời trẻ cũng bắt đầu nói được những có có nguyên âm “a” như ba, bà…Tùy theo mỗi trẻ, nhưng khoảng 11 tháng tuổi trở đi, trẻ đã có thể nói được 2 – 3 từ đơn khá rõ ràng. Đến khi trẻ được 3 – 4 tuổi, trẻ đã có thể nói được những câu phức tạp và bắt đầu sử dụng ngôn ngữ một cách khá tốt.

Trẻ biết nói sớm hay muộn, nói chuẩn hay ngọng, phần lớn đều là ở sự dạy dỗ và uốn nắn của người mẹ. Dưới đây là những sai lầm mẹ thường gặp phải khiến trẻ chậm nói:

Quá chiều con

  Khi vốn từ vựng của bé chưa hoàn thiện mẹ nên để bé giao tiếp với người xung quanh. Khi muốn bất cứ một thứ gì, trẻ sẽ tự tay mình chỉ hoặc cầm tay mẹ và hướng đến các đồ vật đó. Lúc đó, các mẹ sẽ hiểu được mong muốn của con và nhiều người đã không ngần ngại giáp con. Hành động này nếu lặp lại nhiều lần sẽ là nguyên nhân sâu xa khiến con chậm nói. Thay vì vội vàng giúp con, các mẹ nên gợi chuyện để hỏi con “con cần gì nào?”, “đó là cái gì nhỉ?”... Gợi câu hỏi cho con là một cách tốt cha mẹ có thể làm để trẻ có thể phản ứng lại trước những lời nói của mẹ. 

Khi vốn từ vựng của bé chưa hoàn thiện mẹ nên để bé giao tiếp với người xung quanh

Việc chiều con, nhanh chóng đáp ứng mọi yêu cầu, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, mà còn tác động xấu đến tính cách của trẻ. Một khi con biết mọi yêu cầu của mình sẽ nhanh chóng được đáp ứng, chúng sẽ sinh ra nhiều yêu cầu và đòi hỏi, dễ hình thành thói phụ thuộc và lười vận động.

Dạy trẻ từ ngữ khó

Trẻ còn nhỏ nên chưa thể tiếp nhận những từ khó. Cha mẹ nên dùng những từ thông thường, đơn giản để dạy bé. Một vài danh từ và động từ là chủ yếu. Phải kết hợp một vài từ giúp bé gọi người thân, cơ thể, thức ăn, đồ chơi, phối hợp với những từ ngữ dùng trong sinh hoạt hàng ngày để dạy trẻ.

Khi dạy bé nói, không nên dùng những từ khó khăn, phức tạp, mà nên dùng những từ đơn giản, đúng quy tắc ngôn ngữ để dạy bé.

Mẹ nên dạy bé những từ ngữ đơn giản

Theo các bác sỹ của bệnh viện Nhi Trung ương: “Ngay từ khi mới sinh, bé đã học kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp và có thể phản ứng với các âm thanh khác nhau. Rèn luyện ngôn ngữ không chỉ là học cách phát âm bà bà, mẹ mẹ; lắng nghe, hiểu và ghi nhớ tên của những người và đồ vật xung quanh cũng là một phần của phát triển kỹ năng này”.

Cho trẻ xem tivi quá nhiều

Tivi, máy tính có tác dụng là giúp trẻ học hỏi và tiếp thu được những điều mới lạ xung quanh cuộc sống. Không những vậy, các thiết bị này còn được nhiều mẹ biến thành “cô trông trẻ” hữu hiệu, bởi họ nhận thấy rằng mỗi khi cho trẻ ngồi xem tivi là trẻ sẽ không quấy khóc.

Mẹ lạm dụng tivi sẽ khiến cho bé lười nói chuyện.

Tuy nhiên, nếu mẹ quá lạm dụng “cô trông trẻ” này thì sẽ khiến cho trẻ lười nói chuyện. Khi cho con xem tivi, trẻ chỉ được tiếp nhận thông tin một chiều, bởi lúc đó trẻ chỉ con có cơ hội nghe nhưng lại không có cơ hội để nói. Không những ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ, việc xem tivi quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến mắt, trẻ sẽ dễ bị cận thị. Thay vì để con ngồi hàng giờ trước tivi thì mẹ hãy dành thời gian nhiều hơn để cùng con chuyện trò. Khi được giao tiếp với mẹ, bé sẽ đáp ứng được cả hai nhu cầu đó là nghe và nói.

Lười nói chuyện với con

Giao tiếp với trẻ sơ sinh đôi khi giống như độc thoại bởi trẻ chưa nói được, vốn từ còn quá ít nên phản ứng với những câu hỏi của cha mẹ thường bị chậm. Điều này khiến một số bà mẹ cảm thấy buồn chán và thấy như mình đang làm một việc vô ích.Tuy nhiên, chính việc lười nói chuyện với con ngay từ khi trẻ còn bé lại là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói.

Mẹ nói chuyện nhiều với bé, bé sẽ nhanh biết nói

Nhưng chỉ cần có niềm tin rằng nói chuyện nhiều bé sẽ nhanh biết nói, mẹ sẽ có động lực để “tám” với trẻ nhiều hơn. Dù bé mới bập bẹ, ê a… thì cha mẹ vẫn nên nói chuyện liên tục cùng bé. Khi còn nhỏ, việc bé tăng vốn từ vựng và dần biết nói sẽ thông qua một cách duy nhất là lắng nghe người lớn nói chuyện với nhau. Mỗi ngày, mẹ hãy dành thời gian để hàn huyên cùng con, dù cho con có không hiểu những điều mẹ nói nhưng đây cũng là khoảng thời gian vàng để mẹ con có thể được ở cạnh nhau.

Hạn chế cho trẻ được tiếp xúc với bên ngoài

Nhiều bố mẹ lo ngại những mặt xấu của xã hội hiện nay như bắt cóc, học theo thói hư tật xấu… có thể ảnh hưởng đến con mình, nên hạn chế cho trẻ ra ngoài chơi. Thay vì cho con được ra ngoài vui chơi với bạn bè, các mẹ chấp nhận nhốt con trong nhà một mình và chỉ chơi với các đồ chơi vô tri như búp bê, xe đồ chơi, xếp hình…

Cha mẹ không nên để con chơi một mình với các đồ chơi vô tri, vô giác

Các mẹ cần biết rằng, trẻ cần có một môi trường vui vẻ, hòa đồng, có bạn bè, môi trường tự nhiên để hòa nhập. Ở trong môi trường như vậy, trẻ có nhiều bạn bè nên đương nhiên sẽ nảy sinh nhu cầu muốn giao tiếp, muốn nói chuyện, muốn giao lưu. Nếu không cho trẻ đi ra ngoài nhiều, vui chơi với bạn bè trẻ chậm nói hơn hoặc nguy hiểm hơn sẽ vô tình dồn trẻ vào bệnh tự kỷ.

Các ông bố bà mẹ đừng quá bao bọc con mà khiến con mắc bệnh hay nặng hơn là dễ trở thành những đứa trẻ thụ động. Chính vì vậy, người lớn nên tạo cơ hội cho con được giao lưu, gặp gỡ nhiều bạn nhỏ cùng tuổi. Điều này sẽ giúp trẻ nhanh biết nói.

Mẹ cần chú ý chăm sóc, quan tâm phát triển kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ phù hợp với độ tuổi, và cần can thiệp sớm khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường về phát triển ngôn ngữ như:
· Không đáp ứng với giọng nói hay những âm thanh to khi bé 6 – 8 tuần tuổi.
· Không cười với giọng nói của cha mẹ lúc 2 tháng.
· Không quan tâm đến người và vật xung quanh lúc 3 tháng.
· Không quay đầu theo hướng âm thanh lúc 4 tháng.
· Không cười tự phát lúc 6 tháng.
· Không bập bẹ lúc 8 tháng.
· Không nói được từ đơn lúc bé 2 tuổi.
· Không nói được một câu đơn giản khi bé 3 tuổi.
Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ