Suy giảm testosterone là thủ phạm gây đau nửa đầu

Testosterone suy giảm có thể kích hoạt các cơn đau nửa đầu

Trị đau nửa đầu bằng muối tinh thể Himalaya

Làm gì để đối phó với những cơn đau nửa đầu phiền toái?

Yoga giúp giảm đau lưng, đau đầu?

Đau nửa đầu triền miên có nguy hiểm không?

Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra một liên kết rõ ràng tồn tại giữa hormone và triệu chứng nhức đầu, nhất là ở phái nữ. Sự biến động của nội tiết tố estrogen và progesterone có thể gây ra chứng đau nửa đầu vào một khoảng thời gian nhất định trong cuộc đời người phụ nữ. Hormone gia tăng trong thời gian mang thai có thể làm giảm chứng đau nửa đầu.

Với nam giới, mối liên kết giữa hormone với chứng đau nửa đầu hiện vẫn còn chưa rõ ràng. Nhưng một số bằng chứng cho thấy, nồng độ hormone testosterone thấp có thể gây ra những cơn đau đầu ở cả hai giới.

Testosterone và triệu chứng nhức đầu

Hormone là thành phần không thể thiếu của mọi hoạt động chức năng bên trong cơ thể. Với testosterone, nó được coi là nội tiết tố nam mặc dù cơ thể nữ giới cũng sản xuất một lượng nhỏ hormone này. Đó là vì, khi bước vào tuổi dậy thì, testosterone tăng tiết mạnh, hỗ trợ sự hình thành các đặc tính đặc trưng của nam giới như giọng nói trầm, cơ bắp lớn, lông phát triển ở tay, ngực... Ở phụ nữ, lượng testosterone tuy ít nhưng cũng rất quan trọng. Nó tham gia vào quá trình chuyển đổi estrogen, giúp duy trì sức khỏe của âm đạo cùng nhiều bộ phận khác.

Estrogen cũng được cho là có tác dụng kiểm soát hóa chất trong não tác động đến cảm giác đau đớn. Mức độ thấp của hormone estronge sẽ kích hoạt cơn đau nửa đầu ở phụ nữ và nồng độ testosterone giảm khiến cơ thể thiếu estrogen chính là yếu tố hình thành nên các cơn đau đầu.

Ở nữ giới, suy giảm testosterone khiến nồng độ estrogen thấp trong máu cũng gây đau nửa đầu

Bổ sung testosterone có thể cải thiện triệu chứng đau nửa đầu?

Nếu testosterone suy giảm có thể gây ra chứng đau nửa đầu, vậy bổ sung hormone này liệu có thể cải thiện tình trạng? Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2012, các tác giả phát hiện ra rằng, việc cấy ghép các viên testosterone nhỏ dưới da đã cải thiện chứng đau nửa đầu ở phụ nữ tiền mãn kinh và sau mãn kinh.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu điều tra về mối liên hệ giữa testosterone và triệu chứng nhức đầu được công bố trên Tạp chí Headache cũng khẳng định, cả nam giới và phụ nữ có triệu chứng đau nửa đầu mạn tính có nồng độ testosterone thấp trong máu. Đặc biệt, khi áp dụng liệu pháp thay thế testosterone ở nam giới và một sự kết hợp của testosterone và estrogen ở phụ nữ đã làm thuyên giảm những cơn đau nửa đầu với hầu hết những người tham gia.

Rủi ro khi sử dụng testosterone 

Mặc dù kết quả khá khả quan nhưng liệu pháp testosterone vẫn chưa được chứng minh là một cách để điều trị chứng đau nửa đầu. Ngoài ra, nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Với nam giới, liệu pháp có thể làm hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch, làm nở ngực, giảm sản xuất tinh trùng, mọc mụn, tăng trưởng tuyến tiền liệt, ngưng thở khi ngủ, tinh hoàn bị teo. Tác dụng phụ có thể gặp ở phụ nữ là giọng trở nên trầm, tăng trưởng lông trên mặt, cơ thể, rụng tóc và xuất hiện mụn.

Trong khi đó, bệnh nhân mắc chứng đau nửa đầu có thể làm giảm triệu chứng bằng cách sử dụng thuốc kháng viêm không steroid, thuốc triptan, thuốc tăng huyết áp như thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh calci, thuốc chống trầm cảm.

M. Hiếu H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh