Suy tim giai đoạn cuối: Điều trị, chăm sóc thế nào để giảm triệu chứng?

Người bị suy tim giai đoạn cuối có thể làm gì để cải thiện chất lượng cuộc sống?

Mọi điều bạn cần biết về bệnh thiểu năng mạch vành

Người bệnh suy tim nên ăn uống thế nào để kiểm soát bệnh?

Phụ nữ cần cẩn thận nguy cơ suy tim sau cơn đau tim

Sử dụng sản phẩm thảo dược để cải thiện tình trạng đau thắt ngực

Suy tim giai đoạn cuối là gì?

Suy tim giai đoạn cuối là mức độ nặng nhất của suy tim độ 4, người bệnh dường như không còn đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa nào. Lúc này, người bệnh suy tim sẽ phải đối mặt với các triệu chứng suy tim trầm trọng, nhiều biến chứng nguy hiểm hơn và do đó họ cũng có xu hướng phải nhập viện thường xuyên hơn.

Khi nào suy tim chuyển sang giai đoạn cuối?

Theo thời gian, khi dần thấy sức khỏe đi xuống, các triệu chứng suy tim ngày càng trở nên trầm trọng hơn, bạn có thể biết rằng mình đang bước vào giai đoạn cuối của bệnh suy tim. Điều này có nghĩa là các phương pháp điều trị bạn vẫn luôn áp dụng từ trước đến nay đang dần không còn hiệu quả.

Bạn có thể biết mình bắt đầu bước vào suy tim giai đoạn cuối khi các triệu chứng sau trở nên rõ rệt, diễn ra thường xuyên hơn:

- Hụt hơi: Suy tim có thể khiến bạn khó thở khi đi bộ, leo cầu thang. Với bệnh suy tim giai đoạn nặng, bạn sẽ nhanh chóng thấy hụt hơi khi thực hiện các hoạt động đơn giản nhất.

- Mệt mỏi, kiệt sức tới mức không thể tự thực hiện các hoạt động đơn giản nhất.

- Tay, chân lạnh và nhợt nhạt do thân nhiệt thấp.

- Các vấn đề về giấc ngủ: Suy tim giai đoạn cuối có thể khiến bạn thấy khó thở ngay cả khi nằm ngủ. Điều này có thể khiến bạn thấy hồi hộp, lo lắng, khó ngủ, mất ngủ. Ngoài ra, người bị suy tim giai đoạn cuối còn có giờ giấc thức - ngủ không cố định.

Người bị suy tim giai đoạn cuối có thể hay bị ho ra máu, khó thở…

- Ho: Bạn có thể bị ho nhiều hơn, ho khan khi nằm ngủ. Bạn còn có thể ho ra máu, ho ra đờm có màu hồng  nhạt.

- Lú lẫn, mê sảng: Nguyên nhân do thay đổi nồng độ natri trong máu.

- Nhịp tim nhanh, huyết áp không ổn định.

- Đi tiểu ít hơn và lượng nước tiểu cũng giảm.

- Chán ăn, không muốn ăn hay uống gì.

Điều trị suy tim giai đoạn cuối

Do các phương pháp điều trị trước đây không còn hiệu quả, người bệnh suy tim giai đoạn cuối sẽ cần tiếp cận với các phương pháp điều trị mới, tích cực hơn để cải thiện chất lượng cuộc sống. Các bác sỹ có thể tư vấn cho bạn một số lựa chọn sau:

Điều trị bằng thuốc

Tùy thuộc vào tình trạng của bạn, các bác sỹ có thể cho bạn dùng thêm các loại thuốc kiểm soát huyết áp. Với thuốc điều trị suy tim, bác sỹ có thể xem xét cho bạn tăng liều hoặc chuyển sang dùng một loại thuốc hoàn toàn mới. Các loại thuốc điều trị suy tim phổ biến nhất có thể kể tới thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), ARB và thuốc chẹn beta.

Ngoài ra, người bệnh suy tim giai đoạn cuối cũng có thể cần dùng thêm thuốc lợi tiểu. Loại thuốc này sẽ giúp bạn loại bỏ bớt chất lỏng tích tụ tại bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân hoặc tại bụng. Việc loại bỏ bớt dịch lỏng trong phổi cũng sẽ giúp bạn thấy dễ thở hơn.

Bác sỹ cũng có thể kê đơn cho bạn dùng một số loại thuốc giảm đau nhóm opioid như codeine hoặc morphine.

Cấy ghép thiết bị

Suy tim giai đoạn cuối đồng nghĩa với việc trái tim không còn đủ sức để hoạt động hiệu quả. Do đó, các bác sỹ có thể đề nghị phẫu thuật cấy ghép các thiết bị hỗ trợ cho tim, ví dụ như máy khử rung tim, thiết bị hỗ trợ thất trái (LVAD)… Các thiết bị này có thể giúp điều hòa nhịp tim, giúp tim bơm máu.

Lời khuyên giúp giảm triệu chứng suy tim giai đoạn cuối

Để cải thiện các biểu hiện suy tim giai đoạn cuối, gia đình, người thân có thể chú ý chăm sóc người bệnh suy tim theo những lời khuyên sau:

- Nâng cao đầu khi ngủ, chú ý nới lỏng cúc quần áo để giảm triệu chứng ho, khó thở. Có thể để người bệnh nằm nghỉ ở tư thế nửa ngồi, nửa nằm sẽ thấy dễ thở hơn.

- Nếu người bệnh suy tim phải dùng thuốc lợi tiểu, người thân nên chú ý tới việc bù kali, bù điện giải cho người bệnh.

- Nên chú ý cho người bệnh suy tim giai đoạn cuối ăn ít nhạt, giảm lượng chất lỏng nạp vào cơ thể. Bạn nên cho họ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, chú ý ăn nhiều rau củ, trái cây tươi và hạn chế các loại thịt đỏ, thức ăn nhanh, món chiên xào…

- Giữ tinh thần người bệnh thoải mái, tránh căng thẳng, stress.

- Dùng hộp đựng thuốc có báo thức để nhắc nhở người bệnh suy tim uống thuốc đúng giờ, đúng liều.

- Sử dụng thêm các giải pháp hỗ trợ từ thảo dược đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí quốc tế để cải thiện tình trạng khó thở, đau ngực, giúp tăng cường chức năng tim và giúp tim bơm máu hiệu quả hơn.

Vi Bùi H+

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - hỗ trợ tăng cường chức năng tim

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng và đăng tạp chí quốc tế cho thấy hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó thở, hồi hộp do suy tim; Giảm cholesterol, giảm nguy cơ hình thành huyết khối, xơ vữa động mạch, tăng lưu thông máu.

Sản phẩm Ích Tâm Khang phù hợp cho người bị suy tim, người có triệu chứng tim mạch (do tăng huyết áp, xơ vữa mạch vành....) và người có nguy cơ tim mạch như người cao tuổi, có tiền sử gia đình bị tim mạch.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch