SUCKHOE+ | Suy tim là một bệnh mạn tính, tiến triển dần theo thời gian. Do đó, càng về các giai đoạn suy tim cuối, bệnh càng gây hạn chế tới các hoạt động thường ngày, gây khó khăn trong cuộc sống của người bệnh.
Suy tim là tình trạng trái tim dần trở nên yếu đi theo thời gian. Đây là bệnh mạn tính gây căng thẳng cho trái tim, có thể do tim bị tổn thương bởi các bệnh tim mạch, hoặc các vấn đề cấp tính như đau tim.
Thông thường, các chuyên gia, bác sĩ sẽ chia bệnh suy tim thành 4 giai đoạn để mô tả quá trình tiến triển của bệnh, cũng như các tác động của suy tim tới người bệnh. Suy tim giai đoạn cuối (hay là suy tim giai đoạn D) là giai đoạn thứ tư và cuối cùng, đồng thời là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh suy tim. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì vẫn có một số phương pháp điều trị, hỗ trợ điều trị có thể giúp ổn định tình trạng của người bệnh suy tim giai đoạn cuối.
Các giai đoạn của bệnh suy tim
Bệnh suy tim được chia thành 4 giai đoạn, tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh. Cụ thể như sau:
- Giai đoạn A (có nguy cơ): Ở giai đoạn đầu tiên, người bệnh có nguy cơ bị suy tim nhưng chưa có triệu chứng hoặc bệnh tim thực thể.
- Giai đoạn B (tiền suy tim): Ở giai đoạn thứ hai, người bệnh vẫn có thể chưa có triệu chứng suy tim. Tuy nhiên, người bệnh có thể đã mắc các bệnh về cấu trúc tim, tăng áp lực trong tim hoặc các yếu tố nguy cơ khác.
- Giai đoạn C (suy tim có triệu chứng): Ở giai đoạn thứ ba, người bệnh có thể bắt đầu biểu hiện triệu chứng của bệnh suy tim.
- Giai đoạn D (suy tim tiến triển): Ở giai đoạn cuối của suy tim, người bệnh có các triệu chứng suy tim nghiêm trọng, ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Người bệnh có thể đã phải nhập viện nhiều lần vì các triệu chứng suy tim.
Các phân độ suy tim giai đoạn cuối dựa theo biểu hiện mức độ nghiêm trọng của triệu chứng:
+ Phân độ 1: Triệu chứng nhẹ và không ảnh hưởng, không gây hạn chế đáng kể tới hoạt động thể chất của người bệnh.
+ Phân độ 2: Người bệnh có thể gặp một số hạn chế khi hoạt động thể chất. Bạn có thể cảm thấy thoải mái khi nghỉ ngơi, nhưng sẽ biểu hiện triệu chứng trong quá trình hoạt động thể chất thông thường.
+ Phân độ 3: Người bệnh cảm thấy thoải mái khi nghỉ ngơi, nhưng hầu hết các hoạt động thể chất đều gây ra các triệu chứng khó chịu.
+ Phân độ 4: Người bệnh suy tim có các triệu chứng ngay cả khi nghỉ ngơi.
Suy tim giai đoạn cuối là khi người bệnh biểu hiện các triệu chứng rõ rệt
Các triệu chứng suy tim giai đoạn cuối
Các triệu chứng của bệnh suy tim chủ yếu xuất hiện do lưu thông máu kém trong cơ thể. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Ho, khó thở.
- Phù nề (tích tụ dịch và sưng) ở chân, bàn chân, thân mình.
- Nhịp tim không đều.
- Đánh trống ngực.
- Hay cảm thấy mệt mỏi, choáng ngất.
- Buồn nôn và chán ăn.
- Giảm hoặc tăng cân bất thường.
- Khó suy nghĩ rõ ràng.
Ngoài các triệu chứng về thể chất, người bệnh suy tim giai đoạn cuối còn có một số triệu chứng tâm lý như trầm cảm, lo lắng quá mức, rối loạn giác ngủ…
Nguyên nhân gây suy tim giai đoạn cuối
Suy tim giai đoạn cuối là kết quả của tình trạng trái tim suy yếu dần theo thời gian. Bệnh thường là kết quả của các tình trạng hoặc chấn thương khác gây tổn thương tim, ví dụ như:
Điều trị suy tim giai đoạn cuối tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Các biện pháp điều trị có thể bao gồm:
- Hỗ trợ tâm lý giúp người bệnh đối phó với nỗi sợ hãi, trầm cảm và đau khổ.
- Cấy ghép thiết bị hỗ trợ tâm thất trái (LVAD): Đây là máy bơm nhân tạo được cấy ghép vào cơ thể để giúp tim bơm máu. Cấy ghép thiết bị này có thể làm tăng đáng kể tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim giai đoạn cuối.
- Ghép tim.
- Chăm sóc giảm nhẹ: Đối với những người không thể ghép LVAD hoặc ghép tim, dùng thuốc ức chế ACE, ARB; Thuốc chẹn beta, thuốc huyết áp và thuốc lợi tiểu… theo chỉ định của bác sĩ có thể giúp kiểm soát các triệu chứng suy tim.
- Tham khảo dùng thêm giải pháp tăng cường chức năng tim, hỗ trợ điều trị suy tim đã được nghiên cứu lâm sàng. Theo nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng trị liệu (Canada) năm 2014, khi người bệnh suy tim sử dụng thuốc điều trị nền, kết hợp viên uống giúp tăng cường chức năng tim sẽ cho hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ giảm triệu chứng đau ngực, khó thở, mệt mỏi, ho, phù do suy tim; Làm chậm tiến triển suy tim, giảm độ suy tim; Làm giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển. Đặc biệt, sản phẩm hỗ trợ không gây tác dụng phụ nên người bệnh có thể duy trì dùng lâu dài cùng thuốc điều trị.
Chăm sóc cho người bệnh suy tim giai đoạn cuối
Nhìn chung, người bệnh suy tim cần thay đổi lối sống lành mạnh để kiểm soát bệnh, kiểm soát triệu chứng của mình. Cụ thể như sau:
- Chế độ ăn: Ăn nhiều trái cây và rau củ tươi, tập trung vào các loại thịt nạc. Người bệnh cũng cần hạn chế tránh muối, chất béo, đường và rượu bia.
- Bỏ thuốc lá, không dùng chất kích thích.
- Kiểm soát tốt bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu cao…
- Tránh uống quá nhiều nước, tốt hơn hết là uống lượng nước vừa đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tiên lượng sống của người bệnh suy tim giai đoạn cuối
Nhìn chung, tiên lượng sống của người bệnh suy tim giai đoạn cuối có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, tiền sử bệnh tật, lựa chọn điều trị… của từng người. Tuy nhiên, nhìn chung tuổi thọ trung bình của người bệnh là khoảng 1 - 2 năm kể từ khi được chẩn đoán suy tim.
Với những người đã được cấy ghép thiết bị hỗ trợ tâm thất trái (LVAD) hoặc ghép tim, tuổi thọ trung bình có thể kéo dài hơn, từ 5 - 10 năm.
Vi Bùi (Theo Massgeneralbrigham)
TPBVSK Ích Tâm Khang - Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim
TPBVSK ÍCH TÂM KHANG hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp; Giảm cholesterol máu, nguy cơ huyết khối, xơ vữa động mạch cho người bệnh tim mạch (tăng huyết áp, xơ vữa mạch vành, suy tim…).
Hiệu quả của TPBVSK Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng và được Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu (Canada) đăng tải năm 2014.
TPBVSK Ích Tâm Khang được 98% người dùng hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả hỗ trợ tăng cường chức năng tim, giảm khó thở, đau ngực, phù do bệnh tim mạch, suy tim và vinh dự nhận giải thưởng Thương hiệu mạnh Quốc gia năm 2024.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.219.
Địa chỉ: Số 19A/126 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - Hà Nội.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Bình luận của bạn