Một vài thắc mắc thường gặp của người bệnh suy tim

Người bệnh suy tim thường có các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, sưng phù chi

Bạn đã hiểu đúng về bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch?

Bạn cần biết gì về mối liên hệ giữa suy tim và bệnh thận?

5 điều bạn có thể làm để phòng ngừa cơn đau tim

Vôi hóa van tim có nguy hiểm không và làm sao cải thiện?

Bệnh suy tim có thể tiến triển nhanh như thế nào?

Trên thực tế, tốc độ tiến triển của bệnh suy tim rất khó dự đoán. Điều này cũng khác nhau tuỳ vào từng trường hợp cụ thể. Các triệu chứng suy tim có thể ổn định trong nhiều tháng hoặc nhiều năm trước khi tiến triển nặng hơn. Các triệu chứng có thể có xu hướng giảm nhẹ, nhưng sau đó lại tiến triển một cách nhanh chóng.

Do đó, việc chủ động theo dõi, điều trị cá nhân là cần thiết để xác định suy tim có thể tiến triển nhanh tới mức nào.

Suy tim có thể “đảo ngược” được không?

Ngay cả khi được tích cực điều trị, người bệnh suy tim vẫn có xu hướng bị suy giảm sức khoẻ dần theo thời gian. Người bệnh cũng sẽ cần phải điều trị suy tim trong suốt cả cuộc đời.

Với những người bệnh suy tim giai đoạn trung bình, chưa có triệu chứng rõ ràng nhưng đã có các tổn thương về cấu trúc tim, việc dùng một số nhóm thuốc nhất định (ví dụ như thuốc chẹn beta) có thể giúp “đảo ngược” quá trình tái cấu trúc tim, từ đó giúp cải thiện chức năng tim.

Có thể phục hồi sau suy tim?

 

Suy tim sung huyết là một tình trạng mạn tính, không có cách chữa trị hoàn toàn. Tuy nhiên, việc điều trị có thể giúp hạn chế triệu chứng, giúp người bệnh dễ dàng thực hiện các hoạt động trong cuộc sống thường ngày, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ phải nhập viện.

Tuổi thọ của người bệnh suy tim như thế nào?

Tuổi thọ của người bệnh suy tim có thể rất khác nhau, dựa trên một số yếu tố như độ tuổi, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và giai đoạn phát hiện bệnh. 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỉ lệ sống sót sau 5 năm kể từ khi được chẩn đoán suy tim có thể cao hơn 50%; Tỉ lệ sống sống sót sau 10 năm là khoảng 35%.

Có dấu hiệu nào cảnh báo bệnh suy tim đang trở nên trầm trọng hơn?

Khi bệnh suy tim trở nên trầm trọng hơn, các triệu chứng có thể làm hạn chế khả năng thực hiện hoạt động thường ngày của người bệnh. Các triệu chứng ban đầu chỉ xảy ra khi người bệnh vận động, giờ cũng có thể xảy ra ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi.

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh suy tim đang tiến triển nặng hơn có thể kể tới như:

- Tăng cân đột ngột.

- Hay bị phù ở bàn chân hoặc mắt cá chân.

- Sưng bụng.

- Hay thấy khó thở, có thể khó thở khi thức dậy, khi không vận động mạnh.

- Ho, thở khò khè.

- Hay thấy mệt mỏi.

- Lú lẫn.

- Ăn không ngon.

Khi có các triệu chứng trên, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt để được đánh giá chức năng tim và có phương án điều trị suy tim phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo dùng bổ sung thêm sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị suy tim, tốt nhất là sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại các bệnh viện lớn (như Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), được ứng dụng công nghệ lượng tử để hỗ trợ tăng cường hiệu quả điều trị suy tim. Chọn sản phẩm uy tín, có mặt nhiều năm trên thị trường, được nhận các giải thưởng lớn (như giải thưởng “Top 10 Thương hiệu mạnh Quốc gia 2024”) sẽ giúp bạn có thể yên tâm sử dụng. 

Vi Bùi (Theo Thecardiologyadvisor)

 

TPBVSK Ích Tâm Khang - Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

TPBVSK ÍCH TÂM KHANG hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp; Giảm cholesterol máu, nguy cơ huyết khối, xơ vữa động mạch cho người bệnh tim mạch (tăng huyết áp, xơ vữa mạch vành, suy tim…).

Hiệu quả của TPBVSK Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng và được tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu (Canada) đăng tải năm 2014.

Ich-Tam-Khang

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.219.

Địa chỉ: Số 19A/126 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - Hà Nội.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch