Tại sao bạn thường cảm thấy buồn hơn vào mùa Thu?

Tâm trạng buồn vào mùa Thu có thể do rất nhiều nguyên nhân, chủ yếu là sự thay đổi của ánh sáng và nhiệt độ

5 loại thực phẩm giúp giảm trầm cảm theo mùa

3 tinh dầu dành cho người dễ bị tụt cảm xúc vào mùa Đông

Điều trị trầm cảm mùa Hè có dễ?

Tìm hiểu về hội chứng "Trầm cảm theo mùa"

Theo Bác sỹ Clare Morrison hiện đang là cố vấn y tế tại MedExpress, sở dĩ nhiều người cảm thấy buồn bã, lo lắng mỗi khi trời vào Thu là do chứng trầm cảm mùa Thu.

Trầm cảm mùa Thu khó có thể xác định được yếu tố kích hoạt và có xu hướng tái phát hàng năm. Nhiều người thậm chí còn không nhận ra là mình bị trầm cảm, lo lắng vào mùa Thu và coi những tâm trạng tiêu cực này là một phần không tránh khỏi trong cuộc sống.

Tuy vậy, nếu bạn nhận thấy cảm xúc của bản thân “tụt xuống” vào mùa này từ năm này sang năm khác, bạn có thể dễ hình dung ra trầm cảm mùa Thu là gì và cách để ngăn chặn điều đó.

Trầm cảm theo mùa hay rối loạn cảm xúc theo mùa (seasonal affective disorder/SAD hay winter depression) là một rối loạn khí sắc thường xảy ra vào mùa Đông và Thu. Thông thường, tâm trạng sẽ phục hồi trở lại vào mùa Xuân hoặc Hè.

Một số triệu chứng của trầm cảm mùa Thu bao gồm: Tâm trạng kém và trầm cảm, lo âu và lo lắng quá mức, cáu gắt, buồn ngủ và mệt mỏi, thờ ơ và mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày.

Một trong những nguyên nhân gây trầm cảm mùa Thu là do ánh sáng mặt trời. Vào mùa Thu, ngày ngắn và ánh sáng mặt trời giảm hẳn so với mùa Hè, dẫn tới sụt giảm mức serotonin. Hormone quan trọng này ảnh hưởng đến tâm trạng, sự thèm ăn và giấc ngủ. Ngoài ra, sự gia tăng hormone melatonin cũng có xu hướng làm cho bạn cảm thấy buồn ngủ và trầm cảm hơn.

“Mức độ vitamin D thấp cũng là một tác động khác của việc ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Điều này cũng có liên quan đến trầm cảm”, Bác sỹ Morrison cho hay.

Sự thay đổi hành vi cũng liên quan tới nguy cơ trầm cảm mùa Thu. Bởi vì vào mùa này, tiết trời nóng lạnh thay đổi thất thường. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột cản trở các chức năng chuyển hóa và sinh lý cơ thể, dẫn đến rối loạn chức năng hormone và những triệu chứng như khó tập trung, hay mơ, mất ngủ. Thời tiết xấu đi cũng khiến bạn ít có hứng thú ra ngoài trời và lười tập thể dục hơn.

Tiến sỹ tâm lý người Mỹ Patricia Thornton đồng ý rằng những thay đổi trong mùa có thể mang lại sự thay đổi tâm trạng và lo lắng. Tuy nhiên, bà cũng cho biết rằng trầm cảm mùa Thu không hẳn là một vấn đề sức khỏe được công nhận.

“Chúng ta thường nói trầm cảm theo mùa hay SAD. Khi ngày ngắn hơn, đêm dài hơn, thời tiết trở nên lạnh hơn... sẽ làm tăng sự lo lắng về việc vào năm học mới và áp lực để thành công trong học tập, cũng như thành công về mặt xã hội”, Tiến sỹ Mitch Thornton lý giải.

Tiến sỹ Mitch Thornton cho rằng sự chuyển tiếp trong cuộc sống cũng có thể gây ra lo lắng.

Ví dụ, những học sinh, sinh viên bắt đầu đi học trở lại vào mùa Thu phải ngủ muộn và dậy sớm hơn. Điều này có thể gây ra sự lo lắng vì không được ngủ đủ giấc (hoặc ngủ nhiều như mùa Hè).

Tuy nhiên, bà lưu ý rằng nhiều bệnh nhân mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và rối loạn lo âu dường như cảm thấy tâm trạng tốt hơn khi họ trở lại trường học hoặc nơi làm việc. Sở dĩ như vậy bởi những người này có thể cảm thấy quá nhàn rỗi trong suốt mùa Hè, nên họ sẽ háo hức muốn quay lại trường học hay công việc. Đây sẽ là nơi giúp họ tập trung hơn.

Những cảm xúc tiêu cực trong mùa Thu cũng có thể là do “phản ứng ngày kỷ niệm” (anniversary reaction). Đây là một hiện tượng thường xảy ra xung quanh ngày kỷ niệm của các sự kiện. Đôi khi chúng là những sự kiện đau thương, như sự ra đi của ai đó hoặc trải nghiệm kinh khủng trong quá khứ (bị lạm dụng, bạo hành, gặp tai nạn…). Hoặc nó chỉ là cảm xúc hối tiếc vì đã không làm được điều gì đó trong mùa Hè.

Tuy ảnh hưởng không nhỏ tới tâm trạng, nhưng trầm cảm theo mùa không quá đáng sợ, nó sẽ tự hết khi chuyển sang mùa khác, hoặc khi bạn điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp