- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Tăng cân là một trong những tác dụng phụ khi tiêm insulin
Người bệnh đái tháo đường làm gì để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu?
Kỷ lục: 160 ca cắt cụt chi/tuần do đái tháo đường tại Anh
Mãn kinh sớm làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường?
Chỉ 2 lon soda/tuần cũng làm tăng nguy cơ đái tháo đường, đau tim, đột qụy
Vì sao tiêm insulin lại gây tăng cân?
Khi bạn tiêm insulin, glucose sẽ được đưa vào tế bào và làm giảm lượng đường trong máu. Đây cũng chính là mục tiêu mong muốn của phương pháp điều trị này.
Tuy nhiên, nếu chế độ ăn của bạn thừa calorie, lượng glucose mà tế bào sử dụng không hết sẽ được tích lũy dưới dạng mỡ và làm cho bạn tăng cân một cách nhanh chóng.
Nên làm gì để tránh tăng cân khi dùng insulin?
Ăn các thực phẩm lành mạnh, kiểm soát chế độ ăn và tăng cường vận động là những biện pháp có thể giúp bạn ngăn ngừa được tình trạng tăng cân không mong muốn khi tiêm insulin.
Nếu bạn vẫn còn lo lắng, một số lời khuyên dưới đây có thể sẽ hữu ích cho bạn:
Kiểm soát lượng calorie ăn vào
Giảm lượng calorie trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp hạn chế tăng cân. Bạn nên lập cho mình một kế hoạch ăn kiêng với nhiều loại rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, tuy nhiên vẫn cần đảm bảo đủ lượng protein và chất béo cần thiết.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, các bữa ăn cho người bệnh đái tháo đường nên bao gồm khoảng ½ lượng thực phẩm không chứa tinh bột, ¼ protein và ¼ tinh bột như gạo, ngô hoặc đậu Hà Lan. Tốt hơn hết, để có một chế độ ăn phù hợp nhất với mình, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Đừng bỏ bữa
Nhịn ăn có thể gây hạ đường huyết và ảnh hưởng sức khỏe
Đừng cố gắng cắt giảm lượng calorie bằng cách bỏ ăn. Khi bạn bỏ bữa, bạn sẽ có nguy cơ ăn nhiều hơn vào bữa ăn tiếp theo và gây ra thừa calorie. Không những thế, bỏ bữa còn có thể dẫn đến hạ đường huyết và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tăng cường vận động
Các hoạt động thể chất giúp đốt cháy nhiều calorie. Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, người trưởng thành nên thực hiện các hoạt động thể chất ít nhất khoảng 150 phút/tuần với các hoạt động cường độ vừa phải như: Đi bộ, đi xe đạp, thể dục nhịp điệu, bơi lội, nhảy múa và làm vườn…
Ngoài ra, bạn cũng có thể tập thêm một số bài tập với cường độ mạnh hơn, khoảng 2 lần/tuần. Tuy nhiên, hãy nói chuyện với bác sỹ trước để biết những bài tập nào phù hợp, hiệu quả và an toàn.
Hỏi bác sỹ về việc dùng các loại thuốc điều trị đái tháo đường khác
Một số loại thuốc đái tháo đường có tác dụng kiểm soát đường huyết như: Metformin (Fortamet, Glucophage, các loại khác), exenatide (Byetta), liraglutide (Victoza), albiglutide (Tarzeum), dulaglutide (Trulicity), sitagliptin (Januvia), saxagliptin (Onglyza) canagliflozin (Invokana), dapagliflozin (Farxiga), empagliflozin (Jardiance) và pramlintide (Symlin)… có thể giúp thúc đẩy việc giảm cân và hỗ trợ giảm liều insulin.
Do đó, nếu bạn đang bị tăng cân do việc tiêm insulin, hãy hỏi ý kiến bác sỹ về việc dùng các loại thuốc thay thế khác.
Dùng insulin theo đúng hướng dẫn
Tuyệt đối không nên tự ý bỏ tiêm hoặc giảm liều tiêm insulin để tránh bị tăng cân, bởi nó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Nếu không có đủ lượng insulin, lượng đường trong máu sẽ tăng lên và làm tăng nguy cơ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.
Quang Tuấn H+ (Theo Mayoclinic)
Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường:
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc, và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn