Tại sao trong bữa ăn người già cần có bát canh?

Thiết bị thông minh phát tín hiệu rủi ro của người già

Đau nhức xương khớp - Bệnh thường gặp của người già

6 cách ngừa bệnh Alzheimer ở người già

Người già không nên... dậy sớm

Chứng trầm cảm với người già ?

Ngoài những biểu hiện mệt mỏi thường thấy như da khô, tim đập nhanh, ngủ kém... thì hệ thống tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng toàn diện: Miệng khô đắng gây kém hứng thú khi đến bữa, lượng dịch vị thiếu hụt khiến người già thích ăn món có nước, bởi vậy mới có câu: “Già bát canh, trẻ manh áo mới”.

Khi chúng ta ăn rau thì lượng nước khá cân bằng nhưng khi thức ăn có đạm, lượng dịch tiêu hóa hay nước cần để chuyển hóa đòi hỏi nhiều hơn gấp ba lần đối với các thức ăn như trứng, cá, thịt màu trắng... thậm chí gấp 5 lần khi ăn thịt bò, thịt chó, rượu... Như vậy trong các bữa ăn thịnh soạn, người già càng cần thức ăn có nước hơn.

Ngoài ra, khi cơ thể thiếu nước, đại tràng sẽ tăng cường tái hấp thu lượng nước vốn ít ỏi ở người già, lượng phân bị khô dần gây táo bón và sự đình trệ lâu dài khiến cơ thể bị ngộ độc gây đau đầu, mất ngủ, lão hóa nhanh...

Quá trình táo bón khiến người già phải rặn nhiều làm giãn các búi tĩnh mạch tại trực tràng gây trĩ nội và trĩ ngoại để mỗi lần đi ngoài lại mất một ít máu vốn đã không đủ trên một cơ thể có nhiều bệnh lý đan xen. Bởi vậy, không chỉ trong bữa ăn cần có bát canh mà người già nên uống nhiều nước ngay cả khi không khát để phòng tránh một số bệnh lý do cơ thể thiếu nước gây nên.

Chuyên gia tư vấn Kim Mai
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già