Gợi ý giúp phụ nữ sau sinh bảo vệ sức khỏe tinh thần

Phụ nữ sau sinh cần được chăm sóc tốt về tinh thần

Thoát khỏi ám ảnh trầm cảm sau sinh nhờ sản phẩm thảo dược

Một số phương pháp cải thiện tình trạng rụng tóc sau sinh

Trầm cảm cười - nỗi buồn sau nụ cười

Lo lắng và trầm cảm có thể khiến bạn già nhanh hơn

Theo BS Navya Mysore – Giám đốc Chương trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản tại hệ thống y tế One Medical (Mỹ), sau khi sinh, trong cơ thể người phụ nữ xảy ra hàng loạt thay đổi về hormone. Đây là một trong những nguyên nhân khiến người mẹ trải qua hiện tượng "nỗi buồn sau sinh" (còn gọi là baby blues).

Baby blues là một dạng rối loạn tâm lý thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh, có thể kéo dài 2-6 tuần sau khi trẻ ra đời. Hội chứng này có biểu hiện khá giống với trầm cảm nhưng mức độ thường nhẹ hơn, nguyên nhân không rõ ràng và đa phần đều có thể tự thuyên giảm sau một thời gian ngắn. Nếu tình trạng tiếp tục kéo dài và trở nên nghiêm trọng sau 4-6 tuần, khả năng cao người mẹ đang gặp phải tình trạng trầm cảm sau sinh.

Hội chứng Baby blues khiến phụ nữ cảm thấy buồn bã, chán nản không rõ lý do và rất nhạy cảm. Trong khi đó, người mẹ bị trầm cảm sau sinh có một vài biểu hiện sau:

Giai đoạn sau sinh là lúc tâm lý của sản phụ trở nên bất ổn và nhạy cảm hơn bình thường

Giai đoạn sau sinh là lúc tâm lý của sản phụ trở nên bất ổn và nhạy cảm hơn bình thường

- Cảm thấy bị cô lập.

- Thiếu động lực.

- Khóc nhiều hơn bình thường.

- Có những suy nghĩ tự làm đau bản thân hoặc làm đau con.

- Gặp khó khăn trong kết nối với đứa con mới chào đời.

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh thực sự không dễ dàng, nhất là với những người lần đầu tiên làm mẹ. Để giảm bớt áp lực trong thời gian sau sinh, BS Mysore khuyến khích người mẹ nên ưu tiên chăm sóc sức khỏe của chính mình với các bước sau đây:

1. Chuẩn bị trước khi sinh: Lên kế hoạch nhờ bạn đời, người thân ở cạnh và hỗ trợ bạn trong tuần đầu tiên sau sinh. Việc làm này có thể giúp bạn phục hồi nhanh, giúp quá trình chuyển đổi này dễ dàng hơn.

Sự hỗ trợ của người thân giúp sản phụ có thể nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc

Sự hỗ trợ của người thân giúp sản phụ có thể nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc

2. Tìm kiếm sự trợ giúp nếu cần: Người mẹ sau sinh nên hạn chế tự làm tất cả mọi việc. Ví dụ, bạn có thể nhờ người thân thay tã cho trẻ, dành thời gian để tắm gội, nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân.

3. Tiếp xúc với môi trường bên ngoài: Trong ngày, dù chỉ có vài phút thảnh thơi, người mẹ cũng nên hoạt động ngoài trời, hít thở không khí trong lành.

4. Hạn chế lên mạng xã hội: Với người lần đầu làm cha mẹ, việc liên tục lên mạng và so sánh mình với trải nghiệm của các bậc phụ huynh khác sẽ đem lại cảm xúc không mấy tiêu cực. BS Mysore khuyên bạn nên cất điện thoại đi, dành thời gian để đọc sách hoặc xem TV.

5. Khoan dung với bản thân: Bạn cũng không nên so sánh những việc mình từng làm trước khi mang thai với những khó khăn, kiêng cữ vào thời điểm hậu sản.

6. Lập kế hoạch ngắn gọn và dễ thực hiện: Không chỉ phải chăm con, khi trẻ ngủ, mẹ thường phải giặt giũ quần áo, vệ sinh nhà cửa và thực hiện hàng loạt các công việc không tên khác. Vì vậy, bạn nên lập kế hoạch công việc phải làm một cách ngắn gọn, đơn giản như: Tắm và vệ sinh thân thể. Như vậy, vào cuối ngày, bạn sẽ cảm nhận được cảm giác mình đã hoàn thành được nhiều hơn.

7. Thăm khám nếu cần: Những trường hợp có dấu hiệu trầm cảm và rối loạn lo âu nên tìm gặp chuyên gia tâm lý, bác sỹ khoa sản kịp thời để tránh các hậu quả nặng nề. Một số bệnh viện có thể yêu cầu chị em thăm khám trong vòng 6 tuần sau sinh.

BS Mysore nhấn mạnh, những biện pháp trên giúp người mẹ sau sinh tự chăm sóc tốt cho sức khỏe và tinh thần của bản thân. Chỉ khi khỏe mạnh, người mẹ mới có thể chăm sóc cho con và những người xung quanh.

 
Quỳnh Trang (Theo CNBC)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa