Trầm cảm cười - nỗi buồn sau nụ cười

Người mắc trầm cảm cười có xu hướng che giấu cảm xúc buồn bã của mình

Làm thế nào để vượt qua trầm cảm?

Buồng trứng đa nang liên quan thế nào tới bệnh trầm cảm?

6 động tác giãn cơ giúp bạn đẩy lùi mệt mỏi

Đồng hồ báo thức có thể là "thủ phạm" khiến bạn mệt mỏi

Bạn có thể cười khi đang chán nản?

Chúng ta thường nghĩ người trầm cảm là những người thường buồn bã và không cười. Nhưng không phải ai cũng trầm cảm theo cách giống nhau. Thực tế, một số người có thể không biết rằng họ đang bị trầm cảm.

Bạn có tin rằng một người luôn tươi cười và năng động lại đang bị trầm cảm? Nghiên cứu gọi đây là hội chứng trầm cảm cười (Smiling Depression). Đây không phải là một chẩn đoán lâm sàng, mà là chứng trầm cảm chức năng cao, hay các chuyên gia tâm thần học gọi là rối loạn trầm cảm dai dẳng (Persistent Depressive Disorder).

Theo nghĩa rộng, trầm cảm liên quan đến nỗi buồn, sự thờ ơ và tuyệt vọng. Một người bị trầm cảm thường được mọi người hình dung là người trông kiệt sức hoặc đơn giản là không quan tâm đến cuộc sống.

Ở khía cạnh khác, trầm cảm cười là loại trầm cảm mà một người trông có vẻ hạnh phúc ở bên ngoài, nhưng thực sự đang trải qua nỗi đau bên trong. Khi ai đó che giấu nỗi phiền muộn của họ sau nụ cười, họ có thể được coi là mắc trầm cảm cười. Trầm cảm cười không phải là tình trạng y tế được công nhận rộng rãi. Đó là lý do cần quan tâm nhiều hơn đến hội chứng này.

Dấu hiệu trầm cảm cười

Người mắc trầm cảm cười luôn lạc quan và vui vẻ khi gặp gỡ mọi người

Người mắc trầm cảm cười luôn lạc quan và vui vẻ khi gặp gỡ mọi người

Nỗi buồn kéo dài là triệu chứng nổi bật nhất của bệnh trầm cảm. Mọi người trải qua trầm cảm khác nhau với những triệu chứng khác nhau gồm: Mệt mỏi hoặc thờ ơ, mất ngủ, thay đổi cân nặng và thèm ăn, bất lực, thiếu hứng thú, lòng tự trọng thấp (Low Self-esteem)

Có thể khó phát hiện ra các dấu hiệu của chứng trầm cảm cười. Mặc dù một số hoặc tất cả các triệu chứng nêu trên có thể xuất hiện ở người mắc chứng trầm cảm cười, nhưng về cơ bản (nếu không nói là hoàn toàn) các triệu chứng này sẽ không xuất hiện công khai. Do đó, một người năng động, lạc quan và vui vẻ cũng có thể mắc trầm cảm cười.

Ai có nguy cơ cao mắc trầm cảm cười?

Người trải qua sự đổ vỡ và đau buồn trong quan hệ tình cảm dễ mắc trầm cảm cười

Người trải qua sự đổ vỡ và đau buồn trong quan hệ tình cảm dễ mắc trầm cảm cười

Bạn sẽ không thể biết trước khi nào bạn có thể mắc trầm cảm. Những người có nguy cơ cao mắc trầm cảm cười là những người có thay đổi lớn trong cuộc sống như: Một mối quan hệ hay hôn nhân đổ vỡ, thất nghiệp, khủng hoảng tài chính.

Ngày nay, chứng trầm cảm cười có thể xảy ra cả ở những người nghiện mạng xã hội; Những người mang áp lực của sự kỳ vọng không thực tế (có thể từ đồng nghiệp, cha mẹ, anh chị em, bạn bè). Những người cầu toàn có thể dễ mắc trầm cảm cười, dễ tổn thương hơn vì những tiêu chuẩn bất khả thi mà họ đặt ra cho bản thân.

Khi có những dấu hiệu trên, việc thay đổi chế độ ăn với những thực phẩm chống trầm cảm và thăm khám bác sĩ để được tư vấn, điều trị kịp thời là rất cần thiết. Điều nên làm là tìm đến một chuyên gia tâm lý trị liệu giúp cải thiện tốt hơn hội chứng này.

 
Nguyễn Thanh (Theo Healthshots)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh