Quá trình lão hóa não của bệnh nhân mắc COVID-19 diễn ra sớm và nhanh chóng
Phát hiện tác động mới của COVID-19 lên não người
Điều gì làm cho nhịp tim của tôi giảm?
Căng thẳng do đại dịch khiến não bộ của thanh thiếu niên bị lão hóa sớm
Kinh doanh "sức khỏe": Phải lấy con người làm trung tâm
Để có được kết quả nhà, các nhà nghiên cứu đã phân tích não bộ của 54 trường hợp tử vong khi mắc bệnh COVID-19, hầu hết trong số họ đều có dấu hiệu lão hóa nghiêm trọng ở não bộ.
"Chúng tôi quan sát thấy rằng mô não của những bệnh nhân chết vì COVID-19 gần giống với của những người không bị nhiễm bệnh từ 71 tuổi trở lên", trưởng nhóm nghiên cứu, nhà khoa học y tế công cộng Jonathan Lee thuộc trường Y Harvard cho biết .
Những mẫu não bộ phân tích bao gồm những người ở độ tuổi từ đầu 20 đến giữa 80, bao gồm 21 người đã mắc COVID-19 nặng, 1 người mắc COVID-19 nhẹ và 22 người không bị nhiễm COVID-19. Các nhà nghiên cứu so sánh kết quả não bộ của họ với 1 người bệnh Alzheimer không bị nhiễm COVID-19 và 9 người không bị nhiễm bệnh có tiền sử nhập viện hoặc điều trị bằng máy thở.
Các nhà nghiên cứu sử dụng công nghệ giải trình tự RNA trên các mẫu của vỏ não trước trán và nhận thấy những người mắc COVID-19 nặng có các kiểu biểu hiện liên quan đến lão hóa não, đặc biệt là ở những trường hợp bị nhiễm COVID-19 nặng. Theo đó, các gene liên quan tới lão hóa tăng lên hay giảm đi. Ví dụ, như hệ miễn dịch sẽ suy giảm ở những người bệnh COVID-19 nghiêm trọng. Bên cạnh đó một số gene liên quan cũng bị kích thích quá mức như: thần kinh, các khớp, trí nhớ. Đây cũng là nguyên nhân khiến những người từng mắc COVID-19 mắc chứng hay quên, đau mỏi các khớp thậm chí là thường mắc các bệnh "vặt" hơn trước.
Các nhà nghiên cứu nhận định: “Chúng tôi cũng quan sát thấy mối liên hệ quan trọng giữa phản ứng của tế bào đối với tổn thương DNA, chức năng ty thể, căng thẳng và stress, cân bằng nội môi canxi và con đường truyền tín hiệu/bài tiết insulin trước đây đều liên quan đến quá trình lão hóa và lão hóa não”.
"Nhìn chung, các phân tích của chúng tôi cho thấy rằng nhiều con đường sinh học thay đổi theo quá trình lão hóa tự nhiên trong não khi mắc COVID-19 nặng."
Kể từ khi SARS-CoV-2 bắt đầu lây nhiễm trên phạm vi toàn cầu, các nhà khoa học đã lo sợ về những hậu quả lâu dài có thể xảy ra. Tổn thương não là một trong những hậu quả nặng nề nhất. Các trường hợp nghiêm trọng của COVID-19 thường liên quan đến sương mù não, mất trí nhớ, đột quỵ, mê sảng hoặc hôn mê. Vào tháng 10 năm 2020, kết quả quét não ban đầu trên bệnh nhân COVID-19 cho thấy những dấu hiệu đáng lo ngại về rối loạn và suy yếu thần kinh.
Các nghiên cứu sau đó đã phát hiện ra rằng ngay cả COVID-19 nhẹ cũng có thể ảnh hưởng đến não, mặc dù vẫn chưa rõ những thay đổi này có thể kéo dài bao lâu hoặc tình trạng như thế nào. Các nghiên cứu gần đây nhất đã cho thấy tác động của COVID-19 nghiêm trọng nên quá trình lão hóa tương đương với khoảng 20 năm lão hóa.
Đồng thời trong nghiên cứu, các tác giả đã tìm thấy bằng chứng cho thấy yếu tố hoại tử khối u (TNF), có liên quan đến chứng viêm, lão hóa não và suy giảm nhận thức do lão hóa và tỷ lệ những căn bệnh này xuất hiện ở mức cao hơn với những người bị nhiễm bệnh COVID-19.
Dựa trên những phát hiện, nhóm nghiên cứu cho biết những người đang hồi phục sau COVID-19 nên được theo dõi về thần kinh. Nếu xuất hiện chủng bệnh mới của virus corona và bị tái nhiễm bệnh cũng có thể kích hoạt tình trạng viêm trong não, nguy cơ bị lão hóa não.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cần làm thêm nhiều nghiên cứu sâu hơn. Đồng thời, người từng mắc bệnh cũng cần tập trung những yếu tố rủi ro tác động đến chứng mất trí nhớ như cân nặng, đồ uống có cồn và hoạt động thể chất.
Hiện nay, dù tình hình dịch bệnh đã lắng xuống nhưng mọi người không nên lơ là cảnh giác thay vào đó cần có những phương án phòng tránh COVID-19 so với điều kiện thực tiễn.
Bình luận của bạn