“Tăng áp động mạch phổi” có nguy cơ gây tử vong cao

Một trong những biến chứng nguy hiểm của tăng áp động mạch phổi là làm tăng khả năng hình thành các cục máu đông trong động mạch phổi gây nhồi máu phổi.

Việt Nam - Hoa Kỳ tập huấn chẩn đoán và điều trị tăng áp động mạch phổi

Bệnh nhân tăng áp động mạch phổi nên tập thể dục mỗi ngày

Adempas được sử dụng điều trị tăng áp lực động mạch phổi

Trong cơ thể con người có 2 hệ tuần hoàn. Hệ đại tuần hoàn đưa máu từ tim trái qua động mạch chủ (ĐMC) cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Hệ tiểu tuần hoàn đưa máu từ tim phải lên phổi để trao đổi khí CO2và lấy khí oxy về tim trái. Chúng ta vẫn quen với khái niệm tăng huyết áp, đó là tăng huyết áp trong các động mạch hệ đại tuần hoàn. Tăng áp phổi là tăng áp lực hệ tiểu tuần hoàn.

Tăng áp phổi được chẩn đoán khi áp lực động mạch phổi trung bình ≥ 25mmHg được đo bằng thông tim phải lúc nghỉ ngơi. Trên thế giới, tỉ lệ người mắc tăng áp động mạch phổi là 2 – 25 người/triệu dân. Ở Mỹ, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ này là 2/1000 trẻ sơ sinh sống. Ở Việt Nam chưa có thống kê đầy đủ. Đây là một căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao và hiện tại vẫn chưa có thuốc chữa khỏi.

Tăng áp động mạch phổi nếu không được quan tâm và điều trị đúng cách sẽ trở nên nghiêm trọng và có nguy cơ tử vong cao

Theo PGS.TS. Trương Thanh Hương, Trưởng đơn vị Tim mạch trẻ em, Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Bệnh tăng áp phổi có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào từ tuổi sơ sinh tới người cao tuổi tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.  Nếu không được điều trị hoặc loại bỏ nguyên nhân gây bệnh thì thường bệnh sẽ có tiên lượng rất nặng và có các biến chứng như: Bệnh tim do phổi dẫn đến suy tim bên phải, làm tăng khả năng hình thành các cục máu đông trong động mạch nhỏ trong phổi, gây nhồi máu phổi, Chứng loạn nhịp tim, ho ra máu cùng với chảy máu trong phổi; sau các biến chứng này đều dẫn đến khả năng tử vong cao cho bệnh nhân.

Biến chứng ho ra máu cùng chảy máu trong phổi có thể khiến bệnh nhân tử vong khi mắc TAĐMP

PGS.TS Trương Thanh Hương cũng cho biết: Trước năm 1980, khi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu thì thời gian sống trung bình từ khi phát hiện bệnh tăng áp động mạch phổi (TAĐMP) vô căn cho đến khi tử vong là 2,8 năm. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nếu tìm được nguyên nhân gây TAĐMP thì bệnh nhân sẽ được điều trị theo nguyên nhân. Trong trường hợp, TAĐMP vô căn (không rõ nguyên nhân) hoặc nguyên nhân không loại bỏ được, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng các thuốc giãn động mạch phổi và các biện pháp điều trị hỗ trợ tùy thuộc vào nhóm bệnh và mức độ nặng của bệnh.

Đối với các thuốc điều trị đặc hiệu, hiện nay trên thế giới có 4 -5 nhóm thuốc chính, trong từng nhóm thuốc có các loại thuốc khác nhau. Một số thuốc đã có nghiên cứu chứng minh hiệu quả làm giảm tỷ lệ tử vong như Bosentan hoặc cải thiện triệu chứng cho người bệnh như Sildenafil. Hiện nay Viện Tim mạch Quốc gia (Bệnh Viện Bạch Mai) có 3 loại thuốc đặc hiệu là: Bosentan, Iloprost và Sildenafil.

Dấu hiện nhận biết cần đi khám sàng lọc Tăng áp động mạch phổi
- Khó thở mà không có triệu chứng đặc hiệu của bệnh tim/phổi hoặc ở bệnh nhân có sẵn bệnh tim/phổi nhưng khó thở tăng lên mà không giải thích được.
- Mệt mỏi, yếu cơ, đau ngực, ngất, chướng bụng khó tiêu.
- Bờ trái xương ức nhô cao, tiếng tim T2 mạnh ở đáy tim, tiếng thổi ở tim, gan to, phù chi…

Mun Mun H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch