- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
- Ổn định đường huyết
Các bài tập thể lực như tập tạ đem lại nhiều lợi ích với bệnh nhân đái tháo đường
Đái tháo đường: Ăn sáng thế nào để kiểm soát đường huyết?
Người bị biến chứng đái tháo đường nên tập thể dục như thế nào?
10 lời khuyên giúp người bệnh đái tháo đường tập thể thao an toàn
Những lưu ý khi tập thể dục cho người bệnh đái tháo đường
Lợi ích của tập tạ với đái tháo đường type 2
Tập tạ là bài tập tăng thể lực bằng cách huấn luyện cơ bắp dưới sức ép của ngoại lực. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Internal Journal of Cardiology chỉ ra rằng, đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2, các bài tập tăng thể lực có khả năng ổn định đường huyết tốt hơn bài tập cardio như aerobic, chạy bộ, bơi lội.
Tăng cường dự trữ glucose trong cơ bắp
Glycogen là một dạng glucose mà cơ thể dễ dàng sử dụng, được dự trữ trong cơ bắp và gan. Tập tạ tác động trực tiếp đến cơ bắp, tăng khả năng lưu trữ glycogen trong cơ bắp đồng thời giảm glucose trong máu. Khi đó, cơ thể bệnh nhân có thể kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Giảm đường huyết
Các bài tập thể lực có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng. Sau khi đốt cháy nguyên liệu từ cơ bắp, cơ thể sẽ dùng đến glucose trong gan và máu. Do đó, bài tập tạ có tác dụng giúp giảm đường huyết hiệu quả.
Hỗ trợ giảm cân
Kiểm soát cân nặng cải thiện các chỉ số đường huyết
Đối với bệnh nhân thừa cân, giảm 5 – 10% trọng lượng cơ thể có thể cải thiện các chỉ số đái tháo đường như A1C (phản ánh lượng đường trong máu trung bình trong vòng 2 - 3 tháng). Ngoài khả năng đốt cháy năng lượng, tập tạ còn kích thích tăng cơ và đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể bạn tiêu thụ năng lượng ngay cả khi nghỉ ngơi.
Giảm mỡ bụng
Mỡ bụng, đặc biệt là mỡ nội tạng có thể làm trầm trọng tình trạng kháng insulin, khiến đường huyết thay đổi thất thường. Các bài tập thể lực cường độ cao có khả năng đốt cháy mỡ bụng tốt hơn bài tập cardio, giúp ổn định đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.
Ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường
Đái tháo đường type 2 là một trong những nguy cơ dẫn tới bệnh tim mạch, suy giảm thị lực và xương khớp. Các bài tập tạ sẽ giúp giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu, giúp cải thiện chứng tăng huyết áp và các biến chứng tim mạch khác.
Lượng đường trong máu cao có thể cản trở máu lưu thông đến một số bộ phận trên cơ thể như mắt, các dây thần kinh ở tay và chân. Cải thiện tuần hoán máu là một trong những lợi ích của việc tập tạ, do đó, hình thức vận động này có tác dụng lớn với bệnh nhân đái tháo đường type 2.
Lưu ý khi tập tạ đối với người mắc đái tháo đường
Bệnh nhân đái tháo đường type 2 nên tập các bài tập thể lực như tập tạ khoảng 2 – 3 buổi/tuần, xen kẽ các bài tập aerobic để đạt hiệu quả tốt nhất. Trước khi tập luyện, bạn cần xin ý kiến bác sỹ về các biện pháp kiểm soát đường huyết cần thực hiện. Chế độ ăn uống trước và sau khi tập tạ cũng cần được cân nhắc kỹ càng để tránh tình trạng hạ đường huyết.
Khi tập tạ, bạn nên ưu tiên các nhóm lớn như cơ ngực, cơ gân kheo, cơ đùi, cơ Glutes (cơ mông). Các buổi tập nên cách nhau 1 – 2 ngày để cơ bắp có thời gian phục hồi và thích nghi với cường độ tập luyện. Bạn có thể tập tạ xen kẽ với đi bộ và đạp xe.
Bình luận của bạn