Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị nhiễm giun bởi sức đề kháng và hệ miễn dịch còn non yếu.
Cha mẹ cần lưu ý gì khi tẩy giun cho trẻ?
Trẻ bị nhiễm giun: Dấu hiệu nhận biết và cách tẩy giun tự nhiên
Bé 20 tháng có thể tẩy giun không?
Trị giun không dùng thuốc, cách nào?
Các bài thuốc dân gian để tẩy giun cho con
1. Tỏi
Tỏi là một loại gia vị giúp cho món ăn thêm hương vị, ngon miệng và còn là một vị thuốc quý giúp phòng, chữa nhiều bệnh tật. Thành phần chủ yếu của tỏi là allicin, một hợp chất sunfua có tác dụng diệt vi khuẩn rất mạnh đối với vi trùng Staphyllococcus, thương hàn, phó thương hàn, lỵ, vi trùng tả, trực khuẩn sinh bệnh bạch hầu...
Trong đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa băng đới (các bệnh liên quan đến phụ khoa), trùng tích (trị giun sán, tiêu tích trệ do ký sinh trùng gây ra ở đường tiêu hóa), tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đờm, đầy chướng, đại tiểu tiện khó khăn, tả lỵ…
Để tẩy giun sán hiệu quả bằng tỏi, bạn dùng tỏi khô bóc vỏ, giã nhỏ rồi cho nước sôi để nguội vào hòa với tỉ lệ 1/10, sau đó ngâm tỏi trong nước từ 1-2 giờ đồng hồ. Tiếp đó, bạn lọc bỏ bã tỏi, lấy nước, cho lòng đỏ trứng gà vào trộn đều. Sử dụng dung dịch này thụt rửa hậu môn cho trẻ hàng ngày liên tục từ 3-5 ngày để trị giun kim.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng tỏi giã nát trộn với dầu vừng hoặc dầu lạc bôi vào hậu môn để trị giun kim.
2. Bí đỏ/ Bí ngô
Hạt bí ngô chứa nhiều cucurbitacin, một loại acid amin có tác dụng chống ký sinh trùng và hỗ trợ làm tê liệt giun phổ biến trong đường tiêu hóa. Khiến chúng không thể bám vào thành ruột và bị loại bỏ ra ngoài. Vì vậy, hạt bí ngô thường được sử dụng như một bài thuốc dân gian để loại bỏ ký sinh trùng đường ruột, đặc biệt là sán dây.
Bạn có thể sử dụng bí ngô để tẩy giun đũa cho trẻ bằng cách nấu hoặc rang cho trẻ em ăn vào lúc sáng sớm khi đói bụng, mỗi lần 40-60g. Để tẩy giun móc, dùng khoảng 120g hạt bí và hạt cau nghiền thành bột, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng, chiều lúc đói, uống liền trong 3-4 ngày.
3. Lá mơ lông
Lá mơ có nhiều acid amin cùng tinh dầu giống như kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt giun hiệu quả.
Cách dùng để trị giun kim và giun đũa: Lấy một nắm lá mơ lông đem đi rửa sạch để cho ráo nước và giã nát. Sau đó, vắt lấy nước cốt và cho một chút muối vào hòa tan và cho bé uống. Nên cho trẻ uống lá mơ lông vào buổi sáng lúc đói là tốt nhất. Sau 2 – 3 ngày uống là giun trong bụng bé sẽ ra hết.
4. Hạt cau khô
Không chỉ là loại quả để các cụ thời xưa ăn trầu mà hạt cau còn rất tốt cho sức khỏe. Theo Y học cổ truyền, hạt cau vị cay, đắng, tính ôn. Được chứng minh là có công dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng trong đường ruột, điều trị và loại bỏ các loại giun sán như giun đũa, sán dây…
Cách dùng: Sử dụng 14 hạt cau, tán nhỏ. Hòa 20g bột đó với nước được sắc từ vỏ quả cau, uống vào lúc đói. Nếu uống xong mà giun sán vẫn chưa chui ra thì uống tiếp thêm 1 liều nữa. Ngoài ra, có thể sử dụng hạt cau kết hợp với hạt bí ngô để tăng hiệu quả trị giun, sán.
5. Cà rốt
Cà rốt có tác dụng tẩy giun (nhờ chứa lưu huỳnh), hơi nhuận tràng (giúp thải loại giun) và bổ dưỡng nhờ rất giàu vitamin (A, C, B6), khoáng chất, kali, thiamine, folic acid và mangan để tăng cường hệ miễn dịch. Nó cũng trị bệnh viêm đường tiêu hóa và tiêu chảy.
Bạn nên thường xuyên uống nước ép cà rốt để tránh nguy cơ mắc giun sán, hay thường xuyên ăn cà rốt sống cũng sẽ giúp đường ruột của bạn sạch hơn.
6. Rau sam
Rau sam là loại rau thường chỉ ở quê mới có. Đây là loại rau có tác dụng giải nhiệt, mát gan mà nó còn có tác dụng tẩy giun rất tốt. Bạn chỉ cần lấy một nắm rau sam, rửa sạch, giã nát chắt lấy nước để uống, uống liền trong 3-5 ngày. Đặc biệt với những trẻ nhỏ bị nhiễm giun “vị thuốc” này sẽ cực kỳ công hiệu.
Khi bé có những dấu hiệu nhiễm giun, mẹ chỉ cần rửa sạch 50 g rau sam tươi thêm một ít muối sau đó giã nát. Chắt lấy nước cho bé uống. Mẹ có thể pha thêm ít đường (không quá ngọt) cho bé dễ uống trong khoảng 3-5 ngày liền.
Nguyên tắc tẩy giun sán hiệu quả và an toàn
Thông thường, tẩy giun chỉ sử dụng cho bé từ 2 tuổi trở lên, nhưng trong một số trường hợp trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng do mắc giun thì các bà mẹ nên tẩy sớm hơn dưới sự tư vấn của bác sĩ và loại thuốc phù hợp.
Tẩy giun định kỳ cho các bé khoảng 6 tháng một lần. Đồng thời tất cả các thành viên, kể cả người lớn trong gia đình cũng phải chữa trị để tẩy giun sán hiệu quả, triệt để.
Nếu như khi tẩy giun cho bé bằng các phương pháp dân gian mà vẫn thấy bé bị xanh xao, gầy yếu, chán ăn thì cha mẹ nên đưa bé đi kiểm tra để tránh con mắc các bệnh khác.
Bên cạnh việc bổ sung những loại thực phẩm, thảo dược hữu hiệu này vào chế độ ăn để tẩy giun, bạn cũng nên tập cho trẻ thói quen vệ sinh tốt, bao gồm rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, cắt móng tay thường xuyên để tránh tích tụ chất bẩn trong đó, sử dụng nhà vệ sinh được khử trùng và giữ cho môi trường xung quanh sạch sẽ.
Những nội dung trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Cha mẹ cần lưu ý và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để trẻ có thể phát triển, hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng và luôn khỏe mạnh.
Bình luận của bạn