Vaccine là lá chắn quan trọng nhất trong phòng ngừa COVID-19
Biến thể lai của Omicron có đáng lo ngại?
Đà Nẵng sẵn sàng đón khách ngoại
Dựa vào số ca mắc COVID-19, Hà Nội sẽ cho học sinh lớp 7-12 trở lại trường
ĐT Việt Nam tiếp tục thiệt quân vì COVID-19
Khi các nhà chuyên môn còn trao đi đổi lại về bệnh đặc hữu hay bệnh lưu hành, khi nào đại dịch trở thành dịch bệnh… Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đề cao cảnh giác tuyệt đối không lơ là, chủ quan; chủ động có biện pháp phù hợp phòng, chống dịch bảo đảm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh COVID- 19” từng bước “bình thường hóa” với dịch bệnh COVID-19.
Nhắc đến một trong những bài học kinh nghiệm quý báu trong phòng chống dịch: Vaccine là "lá chắn" quan trọng nhất, Thủ tướng yêu cầu: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa" trong việc tiêm vaccine; tiếp tục "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" để tiêm chủng, không để sót, lọt đối tượng trong chỉ định tiêm; phấn đấu hoàn thành tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên trong Quý 1/2022; hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12 đến dưới 18 tuổi trong tháng 3/2022, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi ngay khi vaccine được phân bổ; tiếp tục nghiên cứu các cơ sở khoa học, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để tiêm mũi 4, mũi 5 khi thấy cần thiết và tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi.
Sớm tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-dưới 12 tuổi
Thủ tướng giao trách nhiệm cụ thể Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp thực hiện việc tiêm chủng tại địa phương còn Bộ Y tế có trách nhiệm bảo đảm vaccine. Khi xét kiến nghị của Bộ Y tế về việc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt "Kế hoạch sử dụng vaccine phòng COVID-19 năm 2022", Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Y tế: Tập trung chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thần tốc hơn nữa công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên và dứt khoát không để chậm chễ việc mua, tổ chức tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. Theo dõi sát tình hình, khuyến nghị, kinh nghiệm quốc tế việc tiêm mũi 4 để sớm chủ động xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền. Nếu thiếu vaccine để xảy ra hậu quả Bộ trưởng Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Nhắc lại công thức "5K + vaccine, thuốc điều trị + các biện pháp điều trị + công nghệ + đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác", trong tình hình diễn biến số ca mắc mới tăng nhiều trên diện rộng, Thủ tướng yêu cầu tăng cường hướng dẫn điều trị tại nhà. Bộ Y tế tiếp tục cấp phép các loại thuốc phòng, chữa bệnh, bảo đảm an toàn, phù hợp tình hình, quy định và thông lệ quốc tế; hướng dẫn về điều trị, kê đơn thuốc phù hợp, giảm các thủ tục hành chính, triển khai thống nhất trên toàn quốc; tăng cường hướng dẫn các biện pháp điều trị tại nhà, tại cơ sở y tế để không quá tải hệ thống y tế, nhất là tại tầng 3, tập trung quản lý người có nguy cơ cao, người lao động; hướng dẫn cách kê đơn thuốc điều trị thống nhất, phù hợp; điều chỉnh, cập nhật các quy định về xét nghiệm, thời gian cách ly, theo dõi sức khỏe... F0, F1, người nhập cảnh, nghiên cứu việc công bố các chỉ số, số liệu liên quan đến công tác phòng, chống dịch, bảo đảm khoa học, hiệu quả, phù hợp tình hình và thông lệ quốc tế.
Cả nước đã thực hiện thành công chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân, đạt tỷ lệ bao phủ vaccine như đã đề ra và ở mức cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Đã và đang thực hiện đúng hướng, kết hợp hiệu quả, linh hoạt việc điều trị tại cơ sở y tế và điều trị tại nhà đối với người nhiễm SARS-COV-2, kiểm soát rủi ro và đạt nhiều hiệu quả rõ rệt trong kiểm soát ca mắc, giảm ca chuyển nặng và giảm tử vong. Nhờ kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh mà các hoạt động phục hồi, phát triển kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực… (trích kết luận của Thủ tướng tại Thông báo số 73/TB-VPCP).
Bình luận của bạn