Thanh Lam: "Tôi là một người giàu cảm xúc"

Diva Thanh Lam: Tôi vừa được "làm đầy"...

Thanh Lam: "Tôi là một người giàu cảm xúc"

Thanh Lam: Tôi yêu sự cô đơn của mình

Làm đẹp thành... làm xấu

Ca sĩ Cẩm Ly: Vào đẻ bé thứ hai, khóc cho bé thứ nhất

Với vai trò là Nghệ sĩ ưu tú, ở thời điểm hiện tại chị đã rất thành công trong con đường hoạt động nghệ thuật của mình. Vậy theo chị, hai chữ thành công có thể được diễn giải như thế nào?

Thành công là một điều gì đó rất lớn lao, chúng ta biến những giấc mơ của mình trở thành hiện thực. Điều mà tôi đã đạt được chính là trở thành một ca sĩ. Lúc nhỏ tôi cứ tưởng rằng giấc mơ ấy rất khó có thể làm được. Tôi thường ví thành công của mình giống như màu đỏ, màu đen và màu xám tro, những sắc màu chứa đựng sự bí ẩn mãnh liệt.


Để nói riêng về bản thân mình, chị có thể chia sẻ những điều gì với khán giả?

Tôi là một người giàu cảm xúc. Điều đáng quý nhất với tôi chính là biết tận hưởng những khoảnh khắc của cuộc sống mà mình đang đi qua. Cái khoảnh khắc ấy có vui, có buồn, có thăng trầm và cả những giọt nước mắt nhưng tôi luôn trân trọng tất cả điều đó.

Với danh hiệu rất cao quý do nhà nước trao tặng, những danh hiệu do đồng nghiệp và khán giả yêu mến đã lắng nghe chị trong suốt thời gian qua: diva làng nhạc Việt, chị muốn làm điều gì dù là bé nhỏ để có thể đóng góp trong việc định hướng âm nhạc cho giới trẻ?

Tôi nghĩ để có thể đóng góp được, mình cần một chặng đường dài. Tôi thích âm nhạc phải long lanh, mở ra chân trời của tâm hồn để chúng ta cảm nhận cuộc sống của mình. Người thầy giáo dạy nhạc đầu tiên của tôi chính là mẹ, bà dạy cho tôi khá nhiều các bài hát dân gian mà đến bây giờ tôi không thể nào quên. Cái chất Việt đó đã thấm nhuần trong con người của mình, khi chúng ta mở tầm nhìn ra đón nhận chúng ta vẫn phải có cái cá tính và tình yêu đất nước ở bên trong con người. Chúng ta không được mất đi cội nguồn, bản ngã Việt Nam và điều đó cần phải được giáo dục.

Trong chặng đường ca hát của mình, bên cạnh những vinh quang chị đạt được chắc cũng không thể nào thiếu được những nỗi buồn. Chị đối diện với chúng như thế nào?


Ngay từ nhỏ tôi đã có những lúc ngồi một mình, nỗi buồn hình như nó tồn tại ngay trong định mệnh của mình. Ở thời điểm hiện tại, những nỗi buồn của công việc hầu như là không có. Vì tôi đã có đủ kinh nghiệm và bản lĩnh để hoàn toàn chế ngự được sự khó khăn trong công việc.

Tôi không bao giờ để cho nỗi buồn đẩy mình vào hoàn cảnh tối tăm mờ mịt. Chúng ta cũng không nên bấu vào người khác. Hãy cố chấn tĩnh lại để đối diện với chính mình, tìm hiểu rõ hoàn cảnh, từ từ bình tĩnh ta sẽ chế ngự được nỗi buồn.

Quay trở lại với thuở đầu tiên khi chị bắt đầu con đường đi đến thành công, hồi đó chị đang là sinh viên học đàn tì bà nhưng sau đó chị quyết định chuyển hướng sang học thanh nhạc. Lúc đó chị gặp phải lời đe dọa từ trường rằng chị sẽ được học một năm nhưng nếu không thành công ngay lập tức bị đuổi ra khỏi trường. Chị có thể chia sẻ thêm điều gì về việc này?

Khi tôi mới 3-4 tuổi, các cô bạn ca sĩ của mẹ đã đặt tôi lên một cái bàn rồi nịnh nọt để tôi cất tiếng hát. Tôi đã hát rất nhiều bài nhưng toàn bài người lớn, biết chuyện mẹ về đánh tôi một trận vì làm trò cười cho mọi người. Trận đòn đó ám ảnh tôi đến tận bây giờ. Hát là một nhu cầu mà tôi rất thích từ nhỏ, nhất là khi có cả khán giả, tôi càng "điên" hơn (cười). Bố mẹ tôi không nghĩ tôi sẽ trở thành ca sĩ vì mẹ đánh đàn còn bố là nhạc sĩ. Hồi bé giọng tôi khàn khàn, lại còn hay suy nghĩ quá nhiều trước khi lên biểu diễn nên bố mẹ thấy điều đó rất nguy hiểm và không cho tôi theo đuổi con đường âm nhạc. Sau đó tôi cũng nói chuyện với bố mẹ rằng mình rất muốn học hát, bố mẹ cuối cùng chấp nhận và mẹ đã xin cho tôi được chuyển sang học thanh nhạc.


Nghe chị chia sẻ tôi thấy dường như chị là một người rất quyết tâm đeo đuổi con đường mình đã chọn, luôn muốn chinh phục mục tiêu mình đặt ra, điều đó có đúng không?

Đôi khi tôi cũng nể chính bản thân mình về sự bền bỉ. Muốn thành công trong cuộc sống, yếu tố bền bỉ vô cùng cần thiết.

Có ý kiến cho rằng chị được rất nhiều người yêu quý nhưng người ghét cũng không hề ít, chị thấy điều này thế nào?

Một cách nghiêm khắc thì tôi cũng là một người ích kỉ. Ta chỉ được sống một lần trong đời, vậy tại sao ta phải sống giả dối? Điều quan trọng nhất là ta phải sống cho chính cái hạnh phúc của mình. Tôi cũng có những lỗi lầm như mọi người.

Hồi nhỏ, tôi không hề biết nói dối, kiểu gì cũng bị lộ. Tôi thấy mình không có khả năng dối trá nên mình sẽ nói thật dù có thể mình sẽ bị ăn đòn hay phải chịu hình phạt. Tôi không phải là người láu cá, tôi dám làm thì dám chịu. Thế nhưng khi ở độ tuổi 19-20, tôi bắt đầu phải nói dối vì mình không được đi chơi ở thời điểm đó. Giờ học mình lại tranh thủ trốn đi chơi vì tiếng gọi của tình yêu. Các bạn trẻ hãy nhìn vào cái lỗi đó. Cho dù nó nhỏ như vậy nhưng lại là sự thiệt thòi rất lớn, bởi tôi nghĩ thời điểm học dễ vào nhất là từ 12 đến 25 tuổi. Hãy tận dụng thời gian tuổi trẻ của mình để học hành, từ đó chúng ta sẽ có được sự cao ngạo, niềm tự hào dân tộc khi mình còn trẻ.

Nếu để viết một quyển hồi ký về cuộc đời tính cho đến thời điểm hiện tại, chị sẽ bắt đầu bằng những dòng như thế nào?

Để có thể kể lại được, mình cần phải là một tấm gương. Tôi vẫn đang nỗ lực phấn đấu để mình có thể tự hào viết lên những khoảnh khắc, vui buồn, thăng trầm của mình. Có lẽ tựa đề cho cuốn tự truyện của mình tôi sẽ đặt là "Sống để hát".

Cảm ơn chị và chúc chị luôn sống khỏe để hát.
vanhuong
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Trò chuyện