Thay đổi lối sống để mẹ bầu phòng tránh đái tháo đường thai kỳ

Kiểm tra đái tháo đường ở thai phụ

Dấu hiệu bà bầu cần đề phòng đái tháo đường thai kỳ

Phòng tránh đái tháo đường thai kỳ và những việc mẹ cần làm

Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ bầu nên ăn gì và không nên ăn gì?

Khô miệng khi mang thai có nguy hiểm?

Mẹ bị đái tháo đường thai kỳ khiến con dễ bị đái tháo đường sau này?

Mang thai là giai đoạn thay đổi cuộc đời của người phụ nữ và bất kỳ trở ngại nào cũng có thể làm tăng thêm căng thẳng cho hành trình làm mẹ. Đái tháo đường thai kỳ (tiểu đường thai kỳ) là vấn đề sức khỏe khá thường gặp ở các bà bầu. Nguyên nhân là do khi Mang thai, nội tiết tố của người mẹ thay đổi, ảnh hưởng đến hoạt động insulin của cơ thể và dẫn đến bệnh đái tháo đường. Người có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường, béo phì hoặc lối sống lười vận động có nguy cơ cao mắc đái tháo đường thai kỳ. Hầu hết tất cả các triệu chứng của bệnh sẽ biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp phát triển thành bệnh đái tháo đường type 2 trong tương lai.

Việc duy trì hoạt động, giảm cân trước khi thụ thai và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc  đái tháo đường thai kỳ, tuy nhiên không thể ngăn ngừa hoàn toàn bệnh do yếu tố di truyền.

Theo bác sỹ chuyên khoa bệnh đái tháo đường người Ấn Độ R.M Anjana cho biết: "Đối với các bà bầu, có một số điều cần xem xét để giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Mặc dù không thể ngăn ngừa hoàn toàn bệnh do yếu tố di truyền nhưng số thay đổi nhỏ trong lối sống có thể giảm nguy cơ phát triển tình trạng này".

Dưới đây là một số lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua:

Giữ cân nặng hợp lý

 

Thừa cân, béo phì tiền mang thai là căn nguyên của một loạt vấn đề sức khỏe xảy đến trong thai kỳ, chẳng hạn như: Đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, sinh non... Do đó, nếu bạn thừa cân và đang có kế hoạch sinh em bé, hãy giảm cân để tạo nền tảng cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Việc tăng cân quá nhanh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, nhất là với những thai phụ thừa cân trước khi mang thai. Bác sỹ sẽ cho biết mức tăng cân hợp lý dành cho bạn, tùy thuộc vào cân nặng cũng như thể trạng của bạn và thai nhi.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Theo bác sỹ R.M Anjan, khi mang thai bạn thường có cảm giác thèm ăn và có xu hướng ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, thay vào đó hãy tự nấu các bữa ăn dành cho mình. Việc thường xuyên bổ sung trái cây, rau quả sẽ cung cấp cân bằng các vi chất cần thiết cho cơ thể như carbohydrate, vitamin và khoáng chất.

Đi bộ và các bài tập sàn chậu

Tập thể dục đều đặn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe thai phụ. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh đi lại nhanh và vận động mạnh. Tuy nhiên, việc đi bộ được khuyến khích trong suốt thai kỳ sau thời điểm đó. Bạn nên đi bộ khoảng 1h mỗi ngày và thực hiện thêm các bài tập cơ sàn chậu (theo hướng dẫn của chuyên gia) sẽ là cách phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ hiệu quả.

Tránh căng thẳng

Hạn chế căng thẳng trong 3 tháng đầu thai kỳ cũng hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh đái tháo đường thai kỳ. Bên cạnh đó, bạn cần ngủ giấc và uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt trong mùa Hè nắng nóng.

Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp