Thay đổi lối sống để phòng ngừa nhồi máu cơ tim sớm

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, góp phần ngăn ngừa nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi

Làm sao phòng ngừa tái hẹp mạch vành sau khi đặt stent?

Điểm mặt những nguyên nhân hàng đầu gây nhồi máu cơ tim

Tại sao xơ vữa động mạch gây ra tức ngực, khó thở nguy cơ nhồi máu cơ tim?

Làm sao dự phòng nhồi máu cơ tim ở người bệnh thiếu máu cơ tim?

Theo các chuyên gia y tế, các yếu tố nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim bao gồm: Tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng cholesterol máu, hút thuốc lá, lạm dụng ma túy và lười vận động.

Trong một cuộc phỏng vấn với HT Lifestyle, bác sỹ Sharath Reddy Annam, chuyên gia tư vấn cấp cao về tim mạch can thiệp tại Bệnh viện Medicover (Ấn Độ), đề xuất: "Để ngăn ngừa cơn đau tim, đặc biệt là ở nhóm tuổi sớm (40 tuổi), tôi khuyên bạn nên thực hiện ít nhất một lần xét nghiệm trao đổi chất toàn diện (một xét nghiệm đo nồng độ của 14 chất hóa học khác nhau trong cơ thể để đánh giá trao đổi chất và mức độ cân bằng hóa học trong cơ thể) vào khoảng 35 tuổi, điều này giúp chúng tôi đưa ra các cách phòng ngừa cụ thể cho từng cá nhân".

 

Vị chuyên gia này nhấn mạnh rằng, thay đổi lối sống là biện pháp chính để ngăn ngừa các cơn đau tim sớm.

"Hút thuốc lá là lý do phổ biến nhất dẫn đến đau tim ở người trẻ tuổi, vì vậy cần bỏ thuốc lá. Rượu, mặc dù một số nghiên cứu ủng hộ việc uống rượu có kiểm soát có thể làm giảm bệnh động mạch vành, nhưng nói chung không nên dùng vì loại đồ uống này có tác động xấu đến nhiều cơ quan khác. Bên cạnh đó, thiếu hoạt động thể chất cũng đang góp phần đáng kể vào bệnh nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi. Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày trong 5 ngày/tuần đã được chứng minh giúp ngăn ngừa bệnh tim”, chuyên gia Sharath Reddy Annam cho biết.

Với các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim khác như tăng huyết áp, đái tháo đường, cholesterol cao... có thể được chẩn đoán sớm bằng cách khám sức khỏe định kỳ hàng năm và điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ để đạt được mục tiêu đề ra.

Theo chuyên gia Sharath Reddy Annam, thuốc huyết áp được điều chỉnh với mục tiêu đưa huyết áp xuống dưới 130/80 mmhg đối với bệnh nhân mắc bệnh đái đường hoặc bệnh thận và dưới 140/90 mmhg với những bệnh nhân khác. Đối với bệnh đái đường, việc điều chỉnh thuốc được thực hiện để đưa lượng đường lúc đói xuống < 140 mg/dl, lượng đường sau bữa ăn xuống < 180 đến 200 và HBA1C < 6,5 hoặc 7. Trong trường hợp tăng cholesterol máu, các bác sỹ bắt đầu điều trị khi mức đường huyết trên 190 mg/dl đến đưa mức LDL (cholesterol “xấu”) xuống < 100mg/dl. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bị đau tim, trải qua điều trị đặt stent hoặc bắc cầu được điều trị cho đến khi mức LDL giảm xuống dưới 70 hoặc 50. Do đó, việc theo dõi định kỳ là rất quan trọng để đánh giá và điều chỉnh thuốc giúp kiểm soát bệnh tốt nhất, từ đó giúp giảm các cơn đau tim một cách hiệu quả.

Lê Tuyết (Theo Hindustan Times)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp