Thêm gần 42.000 ca COVID-19 mới, hơn 3.000 F0 nặng đang điều trị

Cập nhật bản tin COVID-19 tính đến 9h sáng ngày 20/2

Mùa lễ hội: Cần đảm bảo an toàn phòng dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm

36 phường, xã ở TP.HCM tăng cấp độ dịch, đề xuất mở cửa hoàn toàn du lịch

Mở cửa trường học trong đại dịch

Dịch COVID-19 tiếp tục "nóng" tại Hà Nội, Hải Dương

Tính từ 16h ngày 18/2 đến 16h ngày 19/2, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 41.980 ca nhiễm mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 41.968 ca ghi nhận trong nước (giảm 459 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố. Số ca mắc COVID-19 trên cả nước có dấu hiệu giảm nhẹ so với ngày 18/2. Tuy nhiên, đây vẫn là mức cao kỷ lục so với quãng thời gian trước đây với nhiều đợt dịch bùng phát tại Việt Nam. Nhiều tỉnh, thành tiếp tục ghi nhận số ca mắc tăng cao điển hình là Hà Nội (4.869), Bắc Ninh (2.002), Quảng Ninh (1.990), Hòa Bình (1.871), Thái Nguyên (1.852), Nam Định (1.798), Phú Thọ (1.567), Hải Phòng (1.555)...

Trong số những bệnh nhân đang được điều trị có hơn 3.000 trường hợp nặng. Số lượng người tử vong do COVID-19 thời gian gần đây duy trì ở mức thấp.

Mới đây, Bộ Y tế đã gửi công văn số 729/BYT-TTrB tới các UBND tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực y tế. Một số mặt hàng tiêu biểu như đồ bảo hộ chống dịch, khẩu trang y tế, thuốc điều trị COVID-19, nước sát khuẩn, găng tay y tế đã qua sử dụng... Việc này gây ảnh hưởng lớn tới công tác phòng, chống dịch, đồng thời tác động xấu tới lòng tin của người tiêu dùng.

Nhằm đảm bảo tốt công tác điều trị cho trẻ em nhiễm COVID-19 trong thời gian học sinh, sinh viên đến trường học tập trung trở lại, Sở Y tế Hà Nội giao Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tập huấn cho các đơn vị trong ngành công tác xử trí, chăm sóc, điều trị trẻ em mắc COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Sở Y tế Hà Nội cũng yêu cầu các bệnh viện đa khoa có giường điều trị nhi khoa khẩn trương xây dựng phương án tổ chức tiếp nhận, điều trị trẻ em nhiễm COVID-19, sẵn sàng nhân lực, trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao đáp ứng điều trị.

Vĩnh Phúc cho học sinh các trường tiểu học, trung học cơ sở chuyển trạng thái từ học tập trực tiếp sang trực tuyến từ ngày 21/2. Đây được cho là phương án tối ưu, vừa đảm bảo an toàn của tỉnh Vĩnh Phúc cho các đối tượng học sinh, vừa đảm bảo chất lượng dạy - học, đáp ứng nhu cầu của các phụ huynh, gia đình học sinh trước tình hình lây lan dịch bệnh trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh và thời tiết rét đậm, rét hại trong tuần tới.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM, cùng với số ca mắc tăng, số ca nhập viện cũng có khuynh hướng tăng nhẹ. Tuy nhiên, số bệnh nặng vẫn đang giảm và số ca tử vong vẫn đang ở mức thấp. Ngày 19/2, ghi nhận 2 ca tử vong nhưng là bệnh nhân từ tỉnh thành khác chuyển đến thành phố để điều trị.

Theo nghiên cứu trên thế giới, sự lưu hành đồng thời cả 2 biến chủng Delta và Omicron sẽ làm cho số ca mắc mới tăng nhanh chóng và theo đó là số ca nhập viện và bệnh nặng cũng có thể gia tăng. Những biện pháp dự phòng không dùng thuốc như 5K và tiêm chủng (bao gồm cả tiêm nhắc lại) vẫn là những biện pháp được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng nhằm làm chậm lại tốc độ lây lan của dịch. Đồng thời cũng cần ưu tiên bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ.

Theo VTV.vn, phòng mổ tại khu cách ly điều trị COVID-19, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh vừa cấp cứu cho nam bệnh nhân F0 bị vỡ cột sống thắt lưng do tai nạn lao động. Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân ổn định, đã phục hồi vận động, có thể ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng 2 ngày sau mổ. Sau khi phẫu thuật, các bác sỹ, điều dưỡng trong kíp mổ đều được làm xét nghiệm sàng lọc với kết quả âm tính trước khi trở lại làm việc, đảm bảo an toàn, không để tình trạng lây nhiễm trong quá trình phẫu thuật cho bệnh nhân F0.

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn