Bé da xanh - coi chừng thiếu máu

Trẻ bị thiếu máu có thể bị chậm phát triển trí tuệ nếu không điều trị

Phòng bệnh thiếu máu não như thế nào?

"Khan hiếm máu sau Tết vì quan niệm may - rủi đầu năm"

Điều trị thiếu máu thiếu sắt thế nào cho hiệu quả?

Thiếu máu não điều trị thế nào?

Thiếu máu ở trẻ nhỏ là tình trạng bất thường của hồng cầu hoặc những trẻ có lượng hemoglobin thấp hơn bình thường (hemoglobin là nguyên liệu tạo nên hồng cầu).

Theo Tổ chức Y tế thế giới, thiếu máu khi hemoglobin dưới giới hạn sau:

- Trẻ 6 tháng – 6 tuổi: Hb dưới 110 gr/l.

- Trẻ 6 tuổi – 14 tuổi: Hb dưới 120 gr/l.

Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra nhiều nhất ở trẻ từ 6 tháng – 2 tuổi.

Trẻ bị thiếu máu thường hay quấy khóc

Nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ nhỏ

Sự bất thường trong huyết cầu tố: Cấu trúc và chức năng của tế bào hồng cầu phụ thuộc vào chất lượng và số lượng huyết cầu có trong cơ thể. Một số bệnh di truyền có thể gây ra sự bất thường trong huyết cầu tố. Chính điều này sẽ làm cho hồng cầu giảm. 

Trẻ mắc một số bệnh mạn tính: Bệnh mạn tính có thể làm chậm quá trình hình thành tế bào, làm giảm hồng cầu ở trẻ. Ngoài ra, trẻ bị nhiễm độc chì cũng có thể bị thiếu máu.

Biến dạng trong tủy xương: Tủy xương đóng vài trò quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu. Nên bệnh ung thư bạch cầu hay ung thư tủy xương sẽ dẫn tới sự sụt giảm trong sản xuất hồng cầu.

Trẻ bị thiếu dinh dưỡng: Để tạo hồng cầu cơ thể của bé cần đủ lượng sắt, B12 và vitamin. Khi cơ thể bé thiếu sắt và vitamin dẫn tới tình trạng sản xuất không đủ hồng cầu trong cơ thể nên dẫn đến thiếu máu. Điều này thường xảy ra ở những trẻ trên 1 tuổi và trẻ sơ sinh thiếu tháng.

Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất ở trẻ nhỏ.

Dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu

Trẻ bị thiếu máu thường kém hoạt bát, mệt mỏi, hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh. Vẻ ngoài trẻ cũng thay đổi: Nước da xanh và niêm mạc nhợt nhạt. Ngoài ra trẻ cũng bị biếng ăn.

Nhịp tim nhanh cũng là một triệu chứng của thiếu máu ở trẻ, bởi vì thiếu máu là thiếu hồng cầu chuyên chở oxy, gây ra thiếu oxy đến các cơ quan. Do đó, cơ thể bù lại bằng cách tăng nhịp tim lên để đẩy máu đi với tốc độ nhanh hơn.

Khi kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện, nếu hàm lượng sắt trong máu thấp, các bác sỹ sẽ tư vấn để thay đổi chế độ ăn của mẹ nhằm tăng cường bổ sung sắt cho bé qua sữa mẹ. Lưu ý, mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ uống bổ sung viên sắt vì điều này nguy hiểm cho bé.

Mẹ thay đổi chế độ ăn uống giúp bổ sung sắt cho bé qua sữa mẹ

Điều trị thiếu máu cho trẻ

Điều trị thiếu máu phụ thuộc vào nguyên nhân. Ở trẻ em, nguyên nhân thiếu máu thường gặp nhất là do thiếu sắt trong chế độ ăn. Vì vậy, cần cho trẻ chế độ ăn giàu sắt như: Thịt, trứng, các loại đậu, rau xanh...

Một số trẻ cần phải bổ sung viên sắt để giúp cơ thể tạo máu nhiều hơn. Một số trường hợp khác, bác sỹ sẽ cho trẻ làm xét nghiệm kiểm tra trước khi điều trị. Nếu trẻ có những nguyên nhân đặc biệt và cần thiết phải làm xét nghiệm kiểm tra trước khi điều trị. Nếu trẻ bị thiếu máu nặng, thì bác sỹ sẽ chỉ định truyền máu.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ