Hậu Park Hang-seo: Bóng đá Việt Nam liệu có bước đột phá?

Liệu có thêm được một lứa cầu thủ nữa tạo nên bước đột phá như dưới thời HLV Park Hang-seo?

Cái kết không có hậu

Ông Park Hang-seo và 2 nghìn ngày với bóng đá Việt Nam

HLV Park Hang-seo và những cột mốc đáng nhớ cùng bóng đá Việt Nam

Nhưng cũng có “dốc” cao mà đội tuyển dưới thời ông Park Hang-seo không thể vượt qua là ĐT Thái Lan ở các giải đấu chính thức, trong đó có AFF Cup 2020, 2022 mới đây. Tiếc thay, đó lại là điều quan trọng bậc nhất trong quá trình vươn lên tầm cao, vươn ra châu lục của bóng đá Việt hiện nay và điều này được coi là những bước đi chưa tới đích, rất đáng băn khoăn và không thể bằng lòng với thực tại.

Chính người Thái đã nói thẳng ra điều chúng ta không muốn nghe nhưng là sự thật hiển nhiên. Đó là ĐT Việt Nam vận hành lối chơi mang tính đồng đội, chú trọng kết quả nhưng dễ bắt bài, một lối chơi không mang tính tiến công, sáng tạo. Thực tế cho thấy những nhận xét thẳng thắn đó không sai. Vấn đề là liệu chúng ta có nhìn thẳng vào sự thật và tìm ra biện pháp khắc phục hiệu quả, càng sớm càng tốt, ngay sau khi ông Park Hang-seo rời đi và để lại một nền tảng vững, một thói quen chiến thắng cố hữu nhưng hễ gặp người Thái thì thời ông Park Hang-seo dù tiến bộ hơn vẫn chỉ đạt kết quả cao nhất là hòa.

Gặp người Thái, chúng ta bỗng quá dễ bị đối thủ bắt bài

Gặp người Thái, chúng ta bỗng quá dễ bị đối thủ bắt bài

Chính chúng ta cũng biết rõ còn có nhiều nguyên nhân cụ thể, căn bản khiến bóng đá Việt Nam chưa thể vượt qua người Thái, trước hết là nguyên nhân từ V-League. Một giải đấu ngày càng chuyên nghiệp, tiến bộ nhưng chưa cung cấp được những nhân tố tốt nhất cho ĐT Việt Nam hay U23 Việt Nam, khi ngoại binh đóng vai trò cốt yếu cho thành công của từng đội bóng. Lại càng không có chuyện những ngôi sao sau khi “khoác tấm áo chật V-League”, ra nước ngoài thi đấu để nâng tầm và trở về phục vụ đội tuyển như cách của Chanathip hay Theerathon đã làm và thừa sức “thắng” Việt Nam không chỉ một hai lần.

Không phải bóng đá Việt Nam không làm mà cái chính là làm không thành công với hầu hết các ngôi sao, mới nhất là Quang Hải. Hiện Công Phượng, Văn Toàn…đang xuất ngoại nhưng không thể nói họ đang là những phiên bản tốt nhất, có hy vọng nhất trong việc thử sức thực sự ở nước ngoài, có hy vọng thành công nhiều nhất hiện nay. Nghĩa là việc này vẫn chưa thấy le lói chút ánh sáng thực sự nào?

Một cách làm nữa là nhập tịch cầu thủ hay mời gọi những ngôi sao Việt kiều để tăng sức mạnh cho các đội bóng và đội tuyển. Văn Lâm là trường hợp thành công hiếm hoi, còn lại chỉ nhen lên một lúc rồi tắt ngấm. Hy vọng ngôi sao Việt kiều mới từ Cộng hòa Séc là Philipp Nguyễn về thi đấu cho Công an Hà Nội tới đây cùng với quy định mỗi đội V-League được quyền có một cầu thủ nước ngoài gốc Việt (không cần có hộ chiếu Việt) sẽ thu hút được nhiều nhân tố mới, tích cực, phục vụ cho nhiệm vụ làm mới, làm lại đội hình ĐT Việt Nam.

Và quan trọng hàng đầu, sau thời ông Park Hang-seo, liệu bóng đá Việt Nam có tìm được một người thầy thực sự “mát tay”, vừa giữ được những thành quả người đi trước để lại, vừa khắc phục triệt để những điểm yếu chí mạng trước người Thái để thực sự là đội bóng đứng đầu khu vực, trước khi nghĩ đến chuyện vươn ra châu lục và thế giới. Có thông tin sẽ có một ứng viên “Là người Pháp, am hiểu bóng đá châu Á và Việt Nam…” sẽ là người đầy tin cậy và hy vọng, đáp ứng cao nhất cho những điều quan trọng nói trên.

Đến khi nào cũng ta mới lại có được lứa những cầu thủ xuất sắc như Công Vinh hay Văn Quyến, Như Thành, Quang Hải...

Đến khi nào cũng ta mới lại có được lứa những cầu thủ xuất sắc như Công Vinh hay Văn Quyến, Như Thành, Quang Hải...

Hãy chờ thực tế chứng minh. Nhưng chắc chắn mọi việc không đơn giản nếu bóng đá Việt Nam chưa/không sản sinh ra những ngôi sao thực thụ như Văn Quyến, Công Vinh trước đây, hay Quang Hải hiện nay với phiên bản tốt nhất, để làm đầu tàu cho một đoàn tàu băng băng tới ga Chiến Thắng.

Cũng đừng quên rằng, nếu những trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tốt nhất như Hoàng Anh Gia Lai, Sông Lam Nghệ An…đang gặp khó hết chuyện này sang chuyện khác, rồi một đội bóng giàu có nào đó cứ thế bỏ tiền ra mua nhân tài để lấy thành tích, một sân bóng tầm cỡ quốc gia mà cỏ vàng, mấp mô…thì còn lâu những nguyện vọng, ấp ủ của bóng đá Việt Nam mới trở thành hiện thực. Chúng ta soi vào người Thái để vượt người Thái đã là khó vì họ không dừng chờ bất cứ một ai. Chưa kể chính người Thái từng 2 lần dự vòng loại thứ 3 World Cup, nhiều nhân tài đến thế mà nay vẫn loay hoay đi tìm tấm vé ra thế giới. Đi sau, đi chậm với không ít khiếm khuyết như chúng ta, phải có một phép màu, một bước đột phá lớn, mới thực sự có hy vọng?

 
Bùi Hoa.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe