"Thủ phạm" gây chảy máu cam ở trẻ nhỏ

Không nên để trẻ ngoáy mũi dễ gây chảy máu cam

Chảy máu cam nghiêng đầu ra sau, nguy hiểm khó lường!

Vì sao bé chảy máu mũi khi trời lạnh?

Chảy máu mắt - Tai nạn không hiếm gặp

Chảy máu cam: Coi thường là mất mạng!

Nguyên nhân gây chảy máu cam

Theo các bác sỹ chuyên khoa, hơn 90% trường hợp chảy máu cam có nguyên nhân là những tổn thương màng mạch ở vách ngăn mũi. Đây cũng là yếu tố phổ biến gây chảy máu cam ở trẻ.

Viêm mũi mạn tính: Viêm mũi mạn tính khiến các mao mạch giãn ra và đôi khi bị vỡ gây chảy máu. Máu có thể chảy thành những vệt nhỏ khi trẻ hắt hơi.

Thường xuyên hắt hơi: Hắt hơi nhiều cũng là nguyên nhân gây loét các lớp lót của vách ngăn giữa 2 lỗ mũi và gây chảy máu cam.

Do khối u trong mũi: Khối u trong mũi có thể gây chảy máu cam ở trẻ.

Chấn thương: Mũi là nơi tập trung nhiều mao mạch, vì thế khi vui chơi hoặc đi lại, vô tình trẻ bị chấn thương hay va đập vào phần mũi. Quá trình tác động này sẽ khiến cho các mạnh máu bị vỡ và gây hiện tượng chảy máu. 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam

Thời tiếtĐộ ẩm không khí thấp của thế khiến các màng nhầy của vách ngăn mũi mất tính đàn hồi và sức co giãn. Khi đó, trẻ chỉ cần chà xát hay hắt hơi thì cũng có thể khiến chảy máu cam. 

Do dị vật: Một số trẻ nhỏ trong quá trình chơi đùa thường vô ý nhét các dị vật là các loại hạt như đậu, lạc, hạt cườm, bi… vào hốc mũi. Các vật này sẽ khiến cho lớp da non bên trong mũi bị tổn thương, xây xước hoặc rách rồi chảy máu. 

Nóng trong người: Trẻ bị nóng trong người làm cho các mạch máu, cấu trúc trong lỗ mũi bị vỡ gây chảy máu.

Cách sơ cứu khi chảy máu cam

Khi trẻ bị chảy máu cam bạn không nên quá lo lắng. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau để cầm máu cho trẻ:

Thả lỏng người, đầu hơi nghiêng về phía trước (không nằm ngửa, không ngửa đầu ra đằng sau hoặc cúi đầu. Nếu máu chảy xuống miệng hãy nhổ hết máu ra. Nhẹ nhàng ấn sát mũi vào xương mặt để chèn lại mạch máu đang chảy. Giữ trong 5 phút, không nên thả tay giữa chừng để xem máu hết chảy chưa. Vì khi thả tay, mạch máu bị bung ra, máu chảy lại. Có thể dùng khăn quấn viên đá lạnh, túi chườm lạnh để chườm giảm đau và giúp mạch máu co nhanh hơn.

Khi trẻ bị chảy máu cam cha mẹ nên để đầu bé hơi cuối về phía trước

Sau 5 phút, thả tay rất nhẹ nhàng để xem máu chảy hết chưa. Nếu thả tay nhanh, cục máu đông bung ra, máu sẽ chảy lại. Nếu máu chảy lại, ép và chườm lạnh thêm lần nữa và làm lâu hơn. Khi máu đã ngưng chảy, cho trẻ sinh hoạt nhẹ nhàng như bình thường. Sau khi đã cầm máu, đôi khi máu đông ứ nhiều trong mũi làm cho trẻ khó chịu. Cục máu đông có thể bung lại, cần ép lại từ đầu. Nếu chảy máu mũi không cầm được, cần đưa trẻ đi cấp cứu.

Khi chảy máu cam mà đau ở vùng xoang, hai bên cánh mũi, trán, hốc mắt thì cần đi khám vì đó là biểu hiện bệnh lý. Hãy đến bệnh viện để chụp CT. Mức độ trầm trọng của chảy máu cam tùy thuộc vào nguyên nhân, vị trí chảy máu. Chảy máu cam tự nhiên lượng ít, có thể tự cầm, nhưng hay tái diễn, thường không có dấu hiệu báo trước và không rõ nguyên nhân. Nếu chảy máu nặng thành dòng kéo dài có thể gây thiếu máu, suy tuần hoàn nếu không được xử lí kịp thời. 

Phòng chảy máu cam cho trẻ như thế nào?
- Trời hanh, lạnh cần giữ niêm mạc mũi luôn đủ ẩm bằng cách xịt hoặc nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày. Nếu dùng điều hòa, máy sưởi cần có máy tạo ẩm hoặc đặt chậu nước lớn gần điều hòa.
- Nên bỏ thói quen ngoáy mũi vì dễ gây chảy máu mũi. Không nên bôi kem, vaselin vào trong mũi vì không giúp phục hồi độ ẩm của niêm mạc. Các thuốc xịt mũi có thể làm tình trạng khô mũi nặng hơn.
- Ngày lạnh nên bổ sung vitamin C, rau quả tươi vì có thể ngừa chảy máu cam thông thường.
Thanh Tú H + (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ