Thức ăn nhanh không tiện và tốt cho sức khỏe và trí tuệ của con như nhiều bố mẹ vẫn nghĩ
Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân đang gia tăng
Chơi nhạc giúp trẻ thông minh hơn
Cho trẻ uống thuốc như thế nào?
Trẻ yếu vì thiếu kẽm
Ăn để trẻ - sống thêm khỏe
Thời tiết lạnh, trẻ nhập viện tăng
Vì sao thức ăn nhanh không tốt?
Ảnh hường đến sức khỏe: Trẻ ăn hơn 1 lần một tuần loại thực phẩm này không tốt cho sức khỏe. Ăn những loại thức ăn béo ngậy và chiên rán thơm lừng có thể làm trẻ tăng cân, béo phì và gây ra nhiều tác động xấu khác tới sức khỏe. Những loại bánh chiên nhiều dầu mỡ và nước ngọt sẽ gây ra những căn bệnh về đường tiêu hóa, thậm chí cả bệnh ung thư ruột kết.
Dễ gây “nghiện”: Thức ăn nhanh trong thành phần chủ yếu là thịt và dễ gây “nghiện”. Chúng ta có thể thấy, ăn thịt bò ngon khi ăn mỗi lần một ít trong sự điều độ, nhưng nó sẽ thành thói quen khi ăn thịt bò mỗi ngày. Các nghiên cứu chứng minh rằng những người chỉ ăn rau, thịt gia cầm, cá và số lượng nhỏ thịt bò thì có sức khỏe tốt hơn – họ có mức cholesterol thấp hơn, ít bị rối loạn tiêu hóa và ít bị ung thư ruột kết.
Đồ ăn nhanh rất dễ gây nghiện cho trẻ nhỏ
Ảnh hưởng tới khứu giác: Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh, thức ăn nhanh cản trở khứu giác con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Nguy cơ mắc bệnh mạn tính: Thức ăn chiên như khoai tây chiên, gà chiên và cá chiên kẹp trong sandwich… cực kỳ nhiều chất béo, rất không tốt cho động mạch. Ăn fast food có nguy cơ bị các chứng bệnh tắc nghẽn động mạch, hội chứng ruột dễ bị kích thích, chứng táo bón, quá tải chất độc và tăng cân. Nếu bạn làm việc trong môi trường phải ngồi nhiều, thì các nguy cơ tăng gấp đôi.
Đồ ăn nhanh dễ khiến trẻ bị béo phì. Khi ăn thường xuyên các loại hamburger ngoài tiệm, trẻ dễ bị tăng cân. Tốt nhất bố mẹ nên làm hamburger ở nhà cho con ăn.
Đồ ăn nhanh dễ khiến trẻ bị béo phì
Ảnh hưởng đến kết quả học tập
Theo nhóm chuyên gia của Đại học bang Ohio (Mỹ), những đứa trẻ khoảng 10 tuổi là khách hàng thường xuyên của McDonald’s, Burger King, Pizza Hut hay KFC, có thể có kết quả học tập giảm sút trong khoảng ba năm sau đó. Sự chênh lệch về điểm số giữa hai nhóm thường xuyên và không bao giờ ăn đồ ăn nhanh trong môn khoa học lần lượt là 79 và 83. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận ở môn toán hay các bài đọc hiểu.
Nghiên cứu cho thấy đồ ăn nhanh có thể làm giảm kết quả học tập của trẻ
Có hai giả thiết được đưa ra để giải thích cho tác động của đồ ăn nhanh đối với quá trình học của trẻ. Tình trạng thiếu chất dinh dưỡng đặc biệt như sắt, liên quan đến tiêu thụ đồ ăn nhanh, sẽ làm chậm lại một số quá trình nhất định trong não bộ. Điểm số giảm sút và mất tập trung cũng có thể ảnh hưởng từ sự gia tăng lượng đường và chất béo.
Cai nghiện fast food từ từ cho con
Mẹ không nên cho con ăn quá 1 lần đồ ăn nhanh trong 1 tuần. Khi đó, bố mẹ cần lưu ý một số điều:
- Nên chọn đồ ăn luộc hoặc nướng hơn là đồ ăn rán.
- Nên chọn súp mà không có kem bơ.
- Nên chọn salad ít mỡ.
- Nên chọn nước sốt cà chua, mù tạt hơn là nước sốt Mayonnaise.
- Nếu có rau, nên chọn ăn nhiều rau.
- Nên uống nước, sữa ít chất béo hoặc soda ăn kiêng thay vì chọn soda thông thường, sữa...
Cách tốt nhất là hạn chế tối đa số lần bé muốn ăn đồ fast food. Cần một chế độ ăn hợp lý cho bé như tăng chế độ ăn có nhiều chất xơ, trái cây và rau; Ăn đúng giờ các bữa ăn thông thường; Tránh ăn liên tục, nhất là sau khi tan trường.
Lý tưởng nhất là mẹ hãy nấu món ngon ở nhà để bé hạn chế dần dần những lần ăn ngoài hàng, những lần đi ăn gà rán. Hãy đi dạo hoặc tập thể dục cùng bé để đốt cháy năng lượng dư thừa, mà mẹ con lại tình cảm và quấn quýt.
Mẹ hãy làm phép thử để xem con có bị nghiện đồ ăn nhanh hay không. Nếu bé thèm những món ăn có vị ngọt, nhiều dầu và không thấy vui vẻ nếu không được ăn những món đó. Bé rất vui vẻ sau khi ăn đồ ăn nhanh như ăn gà rán, uống pepsi. Lúc nào bố mẹ hỏi muốn gì, thích được thưởng gì, câu trả lời duy nhất là fast food. Khi đó, bé đã bị nghiện đồ ăn nhanh.
Bình luận của bạn