Thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường

Một số loại thực phẩm có tác dụng làm ổn định và làm giảm lượng đường trong máu, từ đó giúp bạn kiểm soát bệnh đái tháo đường

Vitamin và khoáng chất cho người bệnh đái tháo đường (P1)

Vì sao người bị đái tháo đường nên bổ sung vitamin D?

Tiền đái tháo đường: Làm sao để biết?

Tin sốc: Sir Alex Ferguson mắc đái tháo đường?

 1. Quế

Một số thành phần trong quế giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa glucose và giảm cholesterol. Các nghiên cứu đã chỉ ra, nửa muỗng cà phê bột quế mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và tăng độ nhạy cảm insulin ở những bệnh nhân đái tháo đường.

Có rất nhiều cách để thêm quế vào chế độ ăn uống của bạn. Bạn có thể rắc bột quế vào cà phê, khuấy bột yến mạch vào buổi sáng hoặc thêm nó vào món thịt gà hoặc các món cá. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm một thanh quế trong nước nóng để pha một tách trà quế vừa thơm vừa tốt cho sức khỏe.

2. Khoai lang

Khoai lang giàu tinh bột, chứa chất chống oxy hóa beta-carotene cùng với vitamin A, vitamin C, kali và chất xơ. Đó là những chất giúp lượng đường trong máu thấp hơn. Bệnh nhân đái tháo đường có thể sử dụng khoai lang thay cho khoai tây bởi chỉ số đường huyết sau khi ăn khoai lang thấp hơn khoai tây. Loại thực phẩm này có thể hấp, nướng, hầm hoặc thêm vào món salad, canh, thịt hầm...

3. Các loại đậu

Đậu là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, giàu protein, magne và kali – đều là những khoáng chất rất quan trọng đối với những người có bệnh đái tháo đường. Đậu có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và giúp duy trì ổn định lượng đường trong máu của bạn sau khi tiêu thụ một bữa ăn. Đậu có thể được đưa vào chế độ ăn uống bằng nhiều cách, chẳng hạn như là một thành phần trong món ăn chính hoặc dùng để thêm vào canh hoặc salad.

Các loại đậu rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường

4. Các loại rau lá xanh

Các loại rau có màu lá xanh đậm rất ít calo và carbohydrate, thay vào đó loại thực phẩm này chứa một lượng lớn vitamin C, chất xơ không hòa tan, magne và rất nhiều calci. Đây là các chất dinh dưỡng hữu ích cho bệnh nhân đái tháo đường bởi nó hầu như không có tác động đến mức độ đường trong máu của bạn.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, các loại rau lá xanh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Theo khuyến cáo, để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, hãy ăn thường xuyên các loại rau có lá màu xanh đậm như rau bina, cải xoăn… hàng ngày.

5. Các loại quả mọng

Các loại quả mọng chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt nó cũng có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư và bệnh tim.

Bạn có thể chọn các loại quả mọng khác nhau như dâu tây, việt quất, dâu đen... vào chế độ ăn uống của mình. Theo các chuyên gia, quả mọng là một sự thay thế thông minh khi bạn cảm thấy thèm ăn của ngọt. Bạn có thể thêm hoa quả tươi hoặc làm món rau trộn để làm thành món tráng miệng ít đường.

6. Cá

Nếu bị bệnh đái tháo đường, bạn nên thường xuyên bổ sung cá. Trong cá có nhiều acid béo omega-3, chứa nhiều protein, do đó là nguồn thay thế tuyệt vời cho các món ăn đến từ thịt. Cố gắng ăn cá ít nhất hai lần một tuần, các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá mòi, cá bơn, cá trích, cá thu, cá ngừ đều đã được minh chứng là tốt nhất cho bệnh nhân đái tháo đường. Lưu ý, chỉ nên ăn cá luộc hoặc cá hấp. Nếu bạn không thích ăn cá, có thể tham khảo ý kiến ​​bác sỹ về việc uống bổ sung viên dầu cá.

7. Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt là nguồn chứa nhiều chất dinh dưỡng dồi dào như magne, crom, acid béo omega-3 và folate. Các loại ngũ cốc có thể giúp duy trì mức độ đường trong máu, giảm huyết áp và LDL (cholesterol xấu). Bên cạnh đó, ngũ cốc cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim.

Các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt là nguồn chứa nhiều chất dinh dưỡng dồi dào

8. Các loại hạt

Các loại hạt chứa chất béo lành mạnh, vitamin, chất xơ và rất nhiều khoáng chất như magne và vitamin E có thể ổn định lượng đường trong máu của bạn. Các loại hạt làm giảm khả năng kháng insulin của cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Những người bị bệnh đái tháo đường hoặc những người muốn phòng ngừa bệnh đái tháo đường type 2 nên thường xuyên ăn các loại hạt bao gồm quả óc chó, quả hồ đào, hạnh nhân, đậu phộng… đều có tác dụng tuyệt vời cho việc kiểm soát lượng đường trong máu. Tốt nhất nên ngâm hạt trong nước qua đêm, giúp trung hòa các chất ức chế enzyme của hạt. Sáng hôm sau, vớt ra, loại bỏ vỏ hạt và sử dụng.

9. Dầu olive

Thành phần dầu olive chứa các chất chống oxy hóa và chất béo không bão hòa đơn giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch và giúp giữ lượng đường trong máu ổn định bằng cách giảm cơ thể kháng lại với insulin. Bên cạnh đó, dầu olive cũng giúp giảm cân, rất cần thiết cho bệnh nhân đái tháo đường bị thừa cân. Bạn có thể dùng dầu olive để xào thịt và rau trong các bữa ăn hàng ngày.

10. Sữa chua

Sữa chua rất giàu protein, vitamin D và calci. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người ăn nhiều thực phẩm giàu calci sẽ giảm cân dễ dàng hơn và cũng ít có khả năng cơ thể kháng insulin. Sữa chua cũng giúp xây dựng xương và răng chắc khỏe. Bạn có thể ăn sữa chua không béo và thêm nó với một bát hoa quả tươi.

Thực phẩm chức năng TĐCare - Ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng 
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao. 
Vui lòng truy cập website www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
Số giấy phép QC: 1102/2015/XNQC-ATTP
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
M.Hiếu H+ (Theo Top10homeremedies)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết