- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Vitamin D kích thích sản xuất insulin trong tuyến tụy
Tiền đái tháo đường: Làm sao để biết?
Tin sốc: Sir Alex Ferguson mắc đái tháo đường?
5 dấu hiệu ít được chú ý của bệnh đái tháo đường
Hãy tự cứu mình bằng các xét nghiệm đái tháo đường type 2
Những người sống ở vùng ít ánh sáng mặt trời, vùng có ngày ngắn hơn đêm, người da trắng, ít phơi nắng hoặc bị đái tháo đường type 2 thường bị thiếu vitamin D.
Vitamin D và đái tháo đường
Vitamin D được chứng minh là có thể làm tăng độ nhạy của cơ thể với insulin – hormone đảm nhiệm vai trò điều tiết đường huyết. Hay nói cách khác, vitamin D làm giảm nguy cơ kháng insulin – tiền thân của bệnh đái tháo đường type 2.
Các nhà khoa học cũng cho rằng vitamin D kích thích sản xuất insulin trong tuyến tụy. Theo Viện Y khoa Hoa Kỳ (IOM), nồng độ vitamin D trong máu tối ưu là 20 - 56 ng/ml tuy nhiên, người bị đái tháo đường type 2 nên duy trì ở mức 60 – 80 ng/ml để giúp kiểm soát đường huyết.
Ngoài ra, vitamin D còn giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường một cách gián tiếp, thông qua:
- Giúp giảm cân bằng cách giảm lượng hormone tuyến cận giáp (PTH).
- Giúp giảm cảm giác thèm ăn: Vitamin D làm tăng nồng độ hormone leptin trong cơ thể. Leptin giúp kiểm soát lượng mỡ được tích trữ và tạo cảm giác no.
- Giúp giảm mỡ bụng: Vitamin D làm giảm lượng cortisol – một loại hormone stress được sản xuất trong tuyến thượng thận. Cortisol tham gia vào quá trình cơ thể phản ứng với stress và điều hòa huyết áp. Quá nhiều cortisol có thể dẫn đến tăng cân, béo phì.
Giảm cân và kiểm soát chế độ ăn là các yếu tố quan trọng trong quản lý bệnh đái tháo đường.
Phơi nắng là cách giúp cơ thể tổng hợp vitamin D
Làm thế nào để xác định thiếu vitamin D?
Phương pháp duy nhất phát hiện thiếu vitamin D là xét nghiệm nồng độ 25-hydroxyvitamin D trong máu. 25-dihydroxyvitamin D là một dạng vitamin D gắn với protein tương thích trong máu. Nồng độ 25-dihydroxyvitamin D dưới 30 nmol/l đồng nghĩa với việc bạn bị thiếu vitamin D.
Bạn nên kiểm tra 25-hydroxyvitamin D trong máu ít nhất mỗi năm một lần vào đầu mùa đông. Nếu đang dùng TPCN, bạn nên kiểm tra nồng độ vitamin D khoảng ba tháng một lần. Nếu dùng vitamin D liều cao (10.000IU/ngày), bạn cần kiểm tra lượng calci, phospho và nồng độ hormone tuyến cận giáp 3 tháng/lần.
Các biểu hiện của tình trạng thiếu hụt vitamin D bao gồm: Đau xương, yếu cơ, suy giảm hệ miễn dịch. Thiếu vitamin D trong thời gian dài có thể dẫn đến béo phì, tăng huyết áp, bệnh vảy nến, mệt mỏi mạn tính, Alzheimer, ung thư và đái tháo đường type 2.
Vitamin D có thể được bổ sung qua hoạt động phơi nắng sáng hoặc thực phẩm chức năng (vitamin D3) dưới sự hướng dẫn của bác sỹ.
Quá nhiều vitamin D cũng có thể gây hại. Theo Viện Y khoa Quốc gia Mỹ, lượng vitamin D tối đa nên nạp vào cơ thể mỗi ngày (ULs) theo từng độ tuổi là:
- Từ 0 – 6 tháng tuổi: 1.000IU (25mcg);
- Từ 7 – 12 tháng tuổi: 1.500IU (38mcg);
- Từ 1 – 3 tuổi: 2.500 IU (63mcg);
- Từ 4 – 8 tuổi: 3.000IU (75mcg);
- Trên 9 tuổi: 4.000IU (100mcg);
- Phụ nữ có thai và cho con bú: 4.000IU (100mcg).
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) ước tính có khoảng một tỷ người trên thế giới bị thiếu vitamin D, khoảng 30 - 100% người Mỹ, tùy thuộc vào tuổi tác và môi trường sống, cũng đang gặp phải tình trạng này.
Bình luận của bạn