"Nhãn sạch" là sáng kiến có giá trị cao của ngành thực phẩm
Tiêu hủy 200 bao bì sai nội dung ghi nhãn
Hoang mang về hóa chất trong bao bì thực phẩm
Nguy cơ hóa chất từ bao bì đóng gói thực phẩm
Thị trường bao bì: Vạn nhãn ruột, hai nhãn vỏ
Định nghĩa "nhãn sạch"
Các nhà sản xuất nhận thấy người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc tìm hiểu về chất lượng, giá trị dinh dưỡng của thực phẩm và bày tỏ quan ngại về những gì có trong các đồ ăn uống họ sử dụng mỗi ngày.
Trong thực tế, từ ảnh hưởng sâu rộng của các phương tiện truyền thông đại chúng về ngành công nghiệp thực phẩm, các nhà sản xuất đã xem xét lại công thức sản phẩm để phù hợp hơn với thị hiếu của người tiêu dùng. Trong những năm qua, các nhà sản xuất thực phẩm đã thấm thía bài học rằng các thành phần được ghi trên bao bì có thể phải hứng chịu những lời chỉ trích công khai từ nhiều phía: Người tiêu dùng, các chuyên gia, blogger... đây thực sự là mối đe dọa gây tổn hại nghiêm trọng tới không chỉ là bộ mặt thương hiệu mà còn về lượng tiêu thụ. Chỉ cần vài thao tác đơn giản với máy tính và internet, người mua có thể kiểm tra ngay trên các thành phần của sản phẩm là gì, có lợi hay không có lợi với sức khỏe.
"Nhãn sạch" là bao bì phải ghi rõ ràng các thành phần dinh dưỡng và các thành phần phải hoàn toàn tự nhiên
"Các gia đình ngày nay muốn sử dụng thực phẩm tiện lợi mà không có chất bảo quản nhân tạo và họ có thể dễ dàng kiểm tra điều đó trên thành phần in ở bao bì. Chính vì vậy, nhiều nhà sản xuất thực phẩm đã quyết định loại bỏ các thành phần nhân tạo ra khỏi các nhãn hiệu yêu thích của mình", Brian Gelb - Nhà quản lý thương hiệu cao cấp của hãng sản xuất bánh kẹo hàng đầu nước Mỹ Kraft Foods cho hay. Kraft Foods sở hữu rất nhiều thương hiệu liên quan đến thực phẩm như Milka, Toblerone, Jacobs, Oscar Mayer hay Oreo, công ty cũng công bố hồi đầu năm 2014 là sẽ loại bỏ tất cả các thành phần nhân tạo trong quá trình sản xuất pho mát.
"Các sản phẩm được coi là nhãn sạch (Clean Label) phải bao gồm những thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, được chứng nhận hữu cơ và không có các chất phụ gia hóa học", Aaron Edwards - CEO Hệ thống Food Ingredients toàn cầu, Mỹ cho hay.
Các thành phần nhân tạo bị khai trừ như chất tạo màu sắc, hương vị, chất bảo quản, chất tạo ngọt cùng với các thành phần biến đổi hóa học hoặc tổng hợp. Các nhà sản xuất cũng dựa trên các tiêu chí đó để xét xem sản phẩm có đủ điều kiện là "nhãn sạch" hay không.
Thay thế các thành phần nhân tạo bằng thành phần tự nhiên
Đối với nhiều người tiêu dùng, "nhãn sạch" phải cung cấp đầy đủ thông tin kể cả là các thành phần gây hại cho sức khỏe như là muối Natri.
Các nhà sản xuất thực phẩm sử dụng nhiều nhất là natri nitrit (NaNO2), dạng bột tinh thể màu trắng hơi ngả vàng, tan nhanh trong nước và là chất hút ẩm, bị oxy chậm trong không khí tạo natri nitrat (NaNO3).
Nitrit được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế biến thịt. Nitrit, nitrat làm tăng khả năng tạo màu, tạo mùi, tăng cấu trúc sản phẩm. Các hợp chất của nitrit, nitrat thường được sử dụng như: Kali nitrat (KNO3) hay còn gọi là muối diêm, kali nitrit (KNO2), natri nitrat (NaNO3 ), natri nitrit (NaNO2) trong bảo quản thực phẩm (pho mát, các loại thịt, nước giải khát, thủy sản chế biến, đồ hộp, ngũ cốc ăn sáng...).
100% các thành phần tự nhiên là điều kiện cung cấp nhãn sạch cho thực phẩm
Nitrit tan tốt trong nước, hoạt động trong môi trường acid, có hoạt tính mạnh trong môi trường yếm khí, được sử dụng để ức chế sự tạo thành độc tố của Clostridium botulium trong thịt xông khói, thịt quay. Không ức chế được các loại vi sinh vật tạo bào tử, tuy nhiên nitrit lại là chất độc nếu ở hàm lượng cao đối với động vật kể cả người. Một nghiên cứu gần đây tại Mỹ cho thấy, hàm lượng muối Natri trong thực phẩm hằng ngày quá cao hoặc quá thấp đều có nguy cơ khiến người tiêu dùng bị bệnh tim, thậm chí là đột quỵ và tử vong.
Các chất này nằm trong danh sách thành phần không thể chấp nhận trong sản phẩm "nhãn sạch".
Thực tế là, nhiều sản phẩm có chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes (gây suy giảm hệ miễn dịch ở người ăn phải nó). Để kiểm soát hoạt động của vi khuẩn này, các nhà sản xuất đã chế ra các loại giấm đặc biệt từ ngô lên men. Loại giấm này có nguồn gốc từ tự nhiên nên nó vẫn được chấp nhận trong các thực phẩm dán nhãn sạch. Các nhà sản xuất cũng tìm ra nhiều cách bảo quản, chất tăng hương vị và kết cấu cho thực phẩm hoàn toàn từ tự nhiên để giữ nhãn sạch cho sản phẩm của mình.
"Khi chúng tôi phát triển hương vị cho thực phẩm đóng gói, nhãn sạch thường có nghĩa là không có bột ngọt (mì chính), không có protein thực vật thủy phân, không có chiết xuất nấm men autolyzed tự phân...", Dafne Diez de Medina - Phó chủ tịch ban đổi mới, nghiên cứu và phát triển của InnovaFlavors, Mỹ cho biết.
Bà Simone Bouman - Giám đốc phát triển kinh doanh hệ thống Corbion Purac, Mỹ cho hay: "Nhiều người tiêu dùng đang chú ý tới nhãn mác và tìm kiếm các thành phần tự nhiên đã tạo ra nhiều áp lực cho các nhà sản xuất thực phẩm. Các nhà sản xuất phải tìm ra các giải pháp tự nhiên để vừa đảm bảo đủ thời gian sử dụng vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm".
Một số loại thảo mộc và gia vị đã được sử dụng để giúp kéo dài thời gian sử dụng vì khả năng chống oxy hóa của chúng, như: Hương thảo, chiết xuất trà xanh, giấm...
Thành phần quen thuộc và tự nhiên là tương lai của ngành thực phẩm. "Nhãn sạch" là một sáng kiến có giá trị và lợi ích lớn, là cách giao tiếp hiệu quả nhất giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất. Tuy nhiên, "nhãn sạch" thực phẩm hiện nay nảy sinh nhiều vấn đề nan giải như là: Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm "bẩn" nhưng tự dán "nhãn sạch"; Chưa có hệ thống kiểm tra, xét duyệt "nhãn sạch"; Mập mờ chất lượng "nhãn sạch"...
Bình luận của bạn