Thuốc ngủ làm tăng nguy cơ mất trí nhớ

Dùng thuốc ngủ liều cao trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mất trí nhớ

Lo âu và thuốc ngủ: Mối liên quan mật thiết đến bệnh Alzheimer

Nguy hại không ngờ từ thuốc ngủ

Tham khảo bài thuốc ngừa và trị thủy đậu của Tuệ Tĩnh

Lạm dụng thuốc ngủ Propofol, sao Hàn bị phạt tù treo

Cụ thể, các thuốc có thể gây mất trí nhớ  thuộc nhóm kháng cholinergic, bao gồm: Benadryl và Periton (thuốc kháng histamine), thuốc ngủ Nytol và một số thuốc chống trầm cảm cũ.

Các loại thuốc này ảnh hưởng đến não bằng cách ngăn chặn cơ thể sản sinh acetylcholine – một chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến chứng mất trí nhớ Alzheimer.

Nghiên cứu còn cho thấy người cao tuổi có nguy cơ cao hơn bởi đây là nhóm đối tượng thường xuyên sử dụng thuốc ngủ, hơn một nửa người già ở Anh được chỉ định sử dụng ít nhất một loại thuốc kháng cholinergic.

“Các bệnh nhân lớn tuổi chỉ nên sử dụng thuốc kháng cholinergic liều thấp để làm giảm các nguy cơ này”, GS. Shelly Gray – Đại học Washington, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

GS. Gray và cộng sự đã tiến hành theo dõi việc sử dụng thuốc kháng cholinergic của 3.434 người từ 65 tuổi trở lên. 637 người trong số đó đã bị Alzheimer sau bảy năm và 160 người bị ảnh hưởng bởi các chứng mất trí nhớ khác.  Kết quả cho thấy, đối với những người dùng thuốc kháng cholinergic liều cao, nguy cơ bị mất trí nhớ là 54% và nguy cơ mắc Alzheimer là 63%.

Ngoài ra, các loại thuốc cũng làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ nếu: Uống mỗi ngày ít nhất 10mg thuốc chống trầm cảm doxepin; Ít nhất 4mg diphenhydramine (thành phần trong Nytol và Benadryl) hoặc ít nhất 5mg oxybutynin (Ditropan) trong thời gian ba năm trở lên.

Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí JAMA.

Nghiên cứu tại Canada năm 2014 cho thấy những người sử dụng thuốc ngủ chứa thành phần benzodiazepine từ ba tháng trở lên có nguy cơ cao mắc chứng mất trí nhớ (lên đến 51%).
Kim Chi H+ (Theo Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh