5 sai lầm khi ăn sáng mà bệnh nhân đái tháo đường nên tránh

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, đặc biệt đối với người bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường type 2: Ngủ kém khiến vết thương lâu lành

7 quy tắc ăn sáng giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết

Mắc bệnh đái tháo đường? Hãy ăn nấm mỡ!

Bệnh nhân đái tháo đường có nên ăn nho không?

Ăn nhiều carbohydrate

Chế độ ăn uống có hàm lượng carbohydrate cao có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đối với người bệnh đái tháo đường. Những loại thực phẩm giàu carbohydrate có thể làm tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn sáng.

Bệnh nhân đái tháo đường nên ăn bữa sáng có chứa đủ protein, carbohydrate và trái cây tươi. Họ nên chia bữa sáng ra thành 3 phần, 1/3 trong số đó là thực phẩm chứa protein, 1/3 là thực phẩm chứa carbohydrate và phần còn lại là trái cây tươi và rau củ.

Ăn ít chất xơ

Đối với bệnh nhân đái tháo đường, chất xơ trong chế độ ăn uống là điều vô cùng quan trọngNó không chỉ giúp người bệnh có cảm giác no lâu hơn mà còn giúp họ kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Người bệnh đái tháo đường nên cố gắng ăn đủ từ 7 - 10gr chất xơ vào mỗi buổi sáng.

Ăn ít protein

Người bệnh đái tháo đường nên ăn thực phẩm giàu protein vào bữa sáng

Bổ sung các thực phẩm giàu protein trong bữa ăn sáng là một cách tuyệt vời để người bệnh đái tháo đường bắt đầu một ngày mới. Nếu ăn chay, bạn có thể bổ sung protein từ các loại thực phẩm như đậu nành và các sản phẩm làm từ đậu nành. Protein kết hợp với chất xơ sẽ giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Chúng ngăn chặn sự gia tăng đột biến của lượng đường trong máu và giúp ổn định đường huyết.

Ăn ít thực phẩm nhiều màu sắc

Người bệnh đái tháo đường có thể sử dụng thêm các sản phẩm chứa khổ qua, dây thìa canh... để ổn định đường huyết, kiểm soát biến chứng đái tháo đường.

Bạn có đang ăn quá ít các loại trái cây và rau củ đầy màu sắc vào bữa sáng? Nếu là bệnh nhân đái tháo đường thì điều này là hoàn toàn sai lầm. Các loại trái cây và rau củ đầy màu sắc là những nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, nó cũng chứa rất ít calorie nên rất có lợi cho người bệnh đái tháo đường.

Uống nước ép trái cây thay vì ăn trái cây tươi

Nhiều người bệnh đái tháo đường thích uống nước ép trái cây thay vì ăn trái cây tươi vào bữa sáng. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, phần lớn các loại nước ép trái cây có chứa nhiều carbohydrate và calorie. Do đó, nó có thể làm tăng lượng đường trong máu sau khi uống.

Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hỗ trợ hạ đường huyết, làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao. 
Vui lòng truy cập website tdcare.vn hoặc gọi 19006436 để được tư vấn trực tiếp.
Số giấy phép QC: 1102/2015/XNQC-ATTP
sản xuất & chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn. Địa chỉ: Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh 
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng